Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

Nhóm Lửa - Truyện ngắn của Jack London

Trời đã sáng mà vẫn âm u lạnh lẽo vô cùng. Anh rẽ khỏi con đường chỉnh dọc theo dòng sông I-u-con và leo lên bờ đất cao, nơi đây 1 con đường mòn ít người qua lại chạy lờ mờ về hướng đông, qua khu rừng thông bát ngát. Bờ đất dốc, nên leo lên đến đỉnh, anh dừng lại thở, nhưng để tỏ ra mình làm như thế không phải do mệt, anh nhìn vào đồng hồ. Đã 9h sáng. Mặt trời chưa xuất hiện, thậm chí chưa có dấu hiệu gì tỏ ra hôm nay mặt trời sẽ xuất hiện, dẫu trên trời không có 1 bóng mây. Đó là 1 ngày quang đãng, vậy mà vẫn như có 1 tấm màn vô hình bao phủ lên vạn vật, 1 cảnh âm u làm cho ngày tối lại, và lại cũng do không có mặt trời. Dẫu thế, anh vẫn không tỏ ra lo lắng. Anh đã quen với cảnh thiếu ánh mặt trời. Đã từ bao ngày nay anh có nhìn thấy ánh mặt trời đâu, hơn nữa anh cũng biết rằng phải 1 vài ngày nữa cái quả cầu rạng rỡ kia mới ló ra khỏi chân trời phương nam trong chốc lát để rồi lại biến mất ngay.

Anh ngoái nhìn lại con đường vừa đi qua. Con sông I-u-con rộng gần 2 cây số nằm giấu mình dưới 1 lớp băng dầy 1 thước. Trên mặt lớp băng đó là 1 lớp tuyết dầy hơn thế. Tuyết trắng 1 mầu, chỗ nào băng ùn lại nhiều, mặt tuyết cuộn lên thành những đợt sóng gợn lăn tăn. Từ bắc xuống nam, xa hút tầm mắt, tuyết trải trắng 1 màu mênh mang, trừ có con đường nhỏ như sợi tóc kia in thẫm ngoằn ngoèo quanh khu rừng thông về phía nam, rồi lại chạy quanh co ngược lên phía bắc, và biến mất sau khu rừng thông khác. Con đường vạch nhỏ thẫm như sợi tóc này là con đường mòn - lại là con đường chính - chạy về phía nam, khoảng ngót 1000 cây số để đến đèo Trin-cút và hồ nước mặn! Rồi về phía bắc, hơn 100 cây số để tới Đo-xơn, và chạy tiếp về phương bắc 2000 cây số nữa để tới Na-la-tô, cuối cùng đến Xanh Mai-sơn nằm trên bờ biển Be-rinh, phải tới trên 2000 cây số nữa.
Nhưng tất cả những thứ như con đường mòn nhỏ như sợi chỉ thần bí, dài muôn dặm ấy, cảnh thiếu ánh mặt trờ, cái rét khủng khiếp, cho đến cảnh hoang vu kỳ quái quanh đấy đều không gây ấn tượng gì đối với anh. Không phải do anh đã quen thuộc từ lâu với cảnh tượng ấy. Anh là người mới đến khu này, 1 kẻ "xa lạ", và đây là lần đầu tiên anh qua mùa đông ở vùng này. Khốn nỗi anh không có óc tưởng tượng. Anh lanh lẹn, nhạy bén trước việc đời, nhưng chỉ đối với công việc, chứ trước ý nghĩa của những công việc ấy, anh lại chẳng hay biết gì. 50 độ dưới không có nghĩa là độ lạnh giá phải là 80 độ. Thực tế đó chỉ gây cho anh 1 cảm giác lạnh và khó chịu, thế thôi, chứ anh không nghĩ đến 1 điều là mình, cũng như con người nói chung, rất mỏng manh trước nhiệt độ, chỉ có thể chịu đựng được nhiệt độ nóng hay lạnh ở mức rất giới hạn; và cũng vì thế mà anh không nhận ra 1 điều rằng con người đâu có phải là bất tử, và anh không xác định được vị trí của con người trong vũ trụ. 50 độ dưới không đối với anh chỉ là cái rét lạnh thấu xương, mà muốn chống lại, chỉ việc đeo găng, đội mũ che tai, đi giầy da và tất thật ấm. Anh chưa bao giờ nghĩ rằng liệu ở nhiệt độ dưới 0 độ còn có điều gì khác nữa hay không.
Lúc quay lại tiếp tục cuộc hành trình, anh nhổ nước bọt xem trời lạnh đến mức nào. Vừa mới nhổ xong, 1 tiếng nổ giòn tan làm anh giật mình. Anh lại nhổ 1 lần nữa. Lần này nước bọt chưa kịp rơi xuống tuyết đã nổ tan ngay trong không khí. Anh vẫn biết là 50 độ dưới 0 độ, nước bọt nhổ xuống tuyết là nổ vỡ, nhưng lần này nước bọt lại nổ vỡ ngay trong không khí. Như vậy, không còn nghi ngờ gì nữa, nhiệt độ phải lạnh hơn 50 độ dưới 0, nhưng lạnh hơn bao nhiêu độ thì anh không biết. Song thế đã hề chi. Anh phải về khu mỏ cũ ở nhánh sông bên trái của con sôgn Hen-đơ-xơn, nơi đó anh em đang đợi. Họ từ miền sông In-đi-ơn đến đấy trước, sau khi băng qua lưu vực sông, trong khi đó anh còn đi vòng quanh để quan sát xem liệu mùa xuân tới có thể chở củi từ các cù lao trên sông I-u-con ra được không. Anh mong về tới trại vào khoảng 6h chiều. Lúc đó chân trời đã tối và anh em chắc cũng về đến nơi, bếp lửa sẽ bùng lên và bữa cơm tối chắc cũng sẵn sàng. Sực nhớ đến bữa ăn trưa nay, anh lấy tay nắn vào cái gói cồm cộm dưới áo, gói trong 1 chiếc khăn tay và đang nằm dưới chiếc áo sơ-mi, sát ngay da thịt anh. Chi có cách đó mới giữ cho bánh bích-quy khỏi bị khô cứng vì giá lạnh. Anh khoan khoái mỉm cười 1 mình khi nghĩ đến những chiếc bánh bích-quy cắt đôi đẫm mỡ và chiếc nào cũng kẹp 1 miếng thịt rán to bự.
Anh tiến sâu vào khu rừng thông bát ngát. Con đường mòn chỉ còn lờ mờ. Từ hôm có chiếc xe trượt tuyết cuối cùng đi qua, đến giờ tuyết đã rơi ngập tới 30 phân còn anh lại cảm thấy mừng vì không cần đến xe trượt tuyết, như thế đi lại đỡ cồng kềnh. Đúng ra anh chẳng mang theo người cái gì trừ bữa ăn trưa gói trong chiếc khăn tay. Dẫu sao anh cũng phải kinh ngạc trước cái rét. Quả là rét ghê người, anh nghĩ khi đưa bàn tay đeo găng lên xoa mũi và 2 bèn gò má đã tê cóng. Anh có râu rậm đến thế mà vẫn không sao che nổi hết 2 bên gò má cao và cái mũi nhọn hoắt nhô ra 1 cách khiêu khích trước bầu không khí giá buốt.
Theo sau sát gót anh là 1 con chó to thuộc giống địa phương, lai sói, lông xám, từ thân hình tới tính khí đều không có gì khác mấy với người anh em của nó là giống sói rừng. Con vật có vẻ lo lắng trước cái rét kinh hồn đó. Nó biết trời rét như vậy thì đi đâu cũng không phải lúc. Linh tính của nó nhạy bén hơn sự xét đoán của con người nhiều. Thực tế hôm đó không phải trời chỉ rét hơn 50 độ dưới 0 mà là rét đến 60, 70 độ la đằng khác. Đúng ra trời rét đến 75 độ dưới 0. Vì điểm đông lạnh là 32 độ, nên độ lạnh giá phải là 107 độ. Con chó không biết gì về bàn thử biểu, có lẽ trí óc nó không có được ý thức nhạy bén về 1 hoàn cảnh rét buốt như trí óc con người. Nhưng nó lại có bản năng riêng, khiến cho nó linh cảm được mối nguy hiể, dù chỉ lơ mơ, làm nó sợ, cứ bám lấy gót chủ, rồi mỗi lần anh có cử chỉ khác thường là nó lại mong chủ mình chóng về đến trại, hay tìm 1 chỗ nào đó để ẩn nấp và nhóm lửa sưởi. Con chó đã biết lửa là gì nên nó rất mong có lửa, bằng không, đành phải đào 1 lỗ dưới tuyết để chui xuống nằm thu mình cho ấm.
Hơi thở của nó đóng thành bụi tuyết bám trên lông, nhất là dưới cằm, trên mõm và trên mi mắt của nó trắng xoá cả. Bộ râu của anh như râu ngô cũng đọng đầy tuyết và mỗi lúc 1 thêm dầy khi anh phả hơi thở ấm ra. Ngoài ra, anh lại nhai thuốc lá nên miệng đông cứng toàn băng tuyết, khiến cho có nhổ cũng không gọn. Kết quả là bộ râu trông như pha lê có mầu hồng như hổ phách do nước bọt quyện nhựa thuốc tạo thành cứ mỗi lúc 1 dài ra dưới cằm. Giá anh ngã chắc bộ râu ấy đã vỡ tan ra như thuỷ tinh. Nhưng anh không quan tâm đến cái vật lòng thòng phụ ấy. Ai là người nghiện nhai thuốc ở cái xứ sở này đều phải gánh chịu hình phạt ấy, mà trước đây cũng đã 2 lần anh ra đi trong khi trời giá buốt đột ngột như thế này rồi nhưng hồi đó hàn thử biểu bằng rượu ở Xic-xti Mai-lơ có lần chỉ 50 độ, có lần chỉ 55 độ dưới 0 độ.
Anh tiếp tục đi được 20 cây số qua khu rừng bằng phẳng, rộng, toàn những bụi cây thấp mọc, sau đó rẽ xuống 1 dòng sông nhỏ đã đóng băng. Đó là con sông Hen-đơ-xơn, và anh biết mình còn cách những nhánh sông độ 15 cây số. Anh nhìn đồng hồ - mới 10h. Như vậy, tốc độ đi khoảng 6 cây số 1 giờ, nên anh nhẩm tính mình sẽ tới chỗ ngã ba sông vào khoảng 12h trưa. Anh quyết định sẽ dừng lại ăn trưa ở đó để mừng kết quả.
Con chó vẫn bám sát gót anh, và khi thấy chủ đi xuống men theo lòng sông, nó cụp đuôi thất vọng. Vết xe trượt tuyết cũ vẫn còn rõ, nhưng 1 lớp tuyết dày đến gang tay đã phủ hết dấu những chiếc xe cuối cùng đi qua đó. Đã hàng tháng nay không có ai qua lại dòng sông lặng lẽ này. Anh vẫn bước đều. Vốn là người không hay suy nghĩ, mà ngay lúc đó cũng chẳng có gì làm anh phải nghĩ ngợi cả ngoài việc sẽ ăn trưa khi đến chỗ ngã ba sông và đến 6h sẽ về tới trại với anh em. Anh chẳng có ai mà trò chuyện, mà có chăng nữa, anh cũng không thể nói được vì băng đã đông cứng nơi miệng. Vì vậy anh tiếp tục nhai thuốc lá bỏm bẻm, và bộ râu mầu hổ phách cứ dài thêm.
Chốc chốc anh lại nhớ rằng trời lạnh khủng khiếp. Chưa bao giờ anh chịu 1 cảnh rét buốt đến thế. Vừa đi, anh vừa đưa mu bàn tay đeo găng lên xát mạnh vào gò má và mũi. Anh làm thế 1 cách vô ý thức, hết tay bên này lại đổi sang tay bên kia. Nhưng dù cho anh có xoa thế chăng nữa, cứ hễ ngơi tay là hai gò má lại tê cóng, và 1 lát sau, đầu mũi của anh cũng tê cóng lại. Anh biết chắc 2 má mình đã bị tê cóng và bỗng nhiên thấy hối tiếc là đã không nghĩ ra cách làm thêm 1 cái bao bọc lấy mũi như kiểu anh chàng Bát vẫn đeo khi trời trở rét đột ngột. Cái bao mũi ấy cũng che cả má nữa. Nhưng dẫu sao điều đó cũng chẳng hệ trọng mấy. Má tê cóng thì đã sao? Có chăng cũng chỉ hơi buốt 1 chút, hoàn toàn không gì nghiêm trọng.
Dù không nghĩ ngợi gì, anh vẫn chăm chú quan sát và nhận thấy có nhiều thay đổi trên dòng sông, những chỗ gấp khúc và những đống gỗ để chồng chất, ngoài ra anh cũng luôn nhận ra 1 cách nhạy bén nơi mình đang đi lên đó. Đó lần đến 1 chỗ rẽ, anh vội nhảy sang 1 bên như 1 con ngựa kinh hoảng, rồi lại đi vòng trở về con đường cũ mấy bước. Anh biết dòng sông đóng băng trong suốt đến tận đáy - không có con sông nào có thể chảy vào mùa đông Bắc cực - nhưng anh cũng biết là vẫn có những dòng sườn từ những sườn đồi chảy giữa lớp tuyết và băng. Anh biết rằng cả trong những buổi trời rét đột ngột nhất, cũng không bao giờ những dòng suốid dó đóng băng được song như thế lại nguy hiểm. Đó là những cạm bẫy, chúng dấu những vùng nước ngầm dưới lớp tuyết dầy từ 7 phân đến hàng thước. Đôi khi có 1 lớp băng mỏng chừng 1 phân phủ trên mặt nước, rồi trên là 1 lớp tuyết. Cũng có khi nước và băng lại chồng lên nhau lẫn lộn, khiến cho ai sảy chân thụt xuống, thì cứ gọi là phải ngập đến ngang lưng.
Chính vì thế mà anh đã hoảng hốt nhảy lùi lại. Anh thấy dưới chân mình đã hơi lún và nghe thấy lớp băng ở dưới tuyết kêu răng rắc. Trời rét như thế này mà để chân ướt thì thật rầy rà và nguy hiểm. ít ra cũng bị chậm trễ vì phải dừng lại để nhóm lửa, cởi giầy, hong chân và hong tất, giầy cho khô. Anh đứng xem xét kỹ lòng sông và 2 bên bờ rồi mới dứt khoát cho rằng mạch nước chảy từ phía bên phải. Đắn đo 1 lát, lấy tay xoa mũi và má, anh đi vòng sang bên trái, dò từng bước, vừa đi vừa nghe ngóng. Khi thấy không còn nguy hiểm nữa, anh mới lấy 1 miếng thuốc lá khác ra nhai và lại tiếp tục đi với tốc độ 6 cây số 1h.
Suốt 2 tiếng đồng hồ sau, anh gặp nhiều những cái bẫy tương tự. Thường lớp tuyết phủ trên những vũng nước ngầm trông như trũng xuống và kết đặc lại như đường phèn, báo hiệu sự nguy hiể. ấy thế mà có lần anh vẫn suýt chết. Thấy bị nguy hiểm, anh bắt con chó đi lên trước. Con chó không muốn đi, nó cứ chùn lại, làm anh phải thúc mạnh, khiến nó phải chạy nhanh qua mặt tuyết trắng bằng phẳng đó. Bỗng nó hụt chân nghiêng về 1 bên, rồi chạy thoắt đến chỗ vững chắc hơn. 2 chân trước của nó bị ướt nên nước bám vào đấy lập tức đóng thành băng. Con chó vội liếm lấy liếm để cho hết chỗ băng đóng ở chân, rồi nằm lăn ra tuyết, lấy răng gặm hết chỗ băng đóng giữa những kẽ chân. Đấy là bản năng, vì để băng vướng vào đấy, chân của nó sẽ đau. Nó không biết như thế, mà chỉ làm theo lời nhắc nhở thần bí từ nơi sâu thẳm trong con người nó. Nhưng chủ nó lại biết nên anh tháo găng bên phải ra sau khi phán đoán sự việc, và giúp con chó gỡ hết những mảng băng nhỏ đi. Vừa tháo găng ra chưa quá 1' mà anh cũng phải ngạc nhiên khi thấy mấy ngón tay của mình bị tê cóng lại. Rõ ràng trời rất rét. Anh vội đi ngay găng tay vào, rồi đập mạnh vào ngực.
Đã 12h trưa, lúc này bầu trời trở nên sáng sủa nhất. Nhưng trong cuộc hành trình mùa đông của mình, mặt trời hãy còn xa tít tắp ở phương Nam, chưa thấy sáng nơi chân trời. Gò đất cao đứng sững giữa chân trời và dòng sông Hen-đơ-xơn, nơi anh đã đi dưới bầu trời trong sáng vào giữa trưa mà không để lại 1 bóng nào. Vào đúng 12h rưỡi, anh đến chỗ ngã ba sông, trong lòng thấy thoả mãn trước tốc độ đó. Nếu giữ được tốc độ đó, chắc chắn đến 6h anh sẽ có mặt bên các bạn của mình. Anh cởi cúc áo choàng, sau đó đến chiếc áo sơ-mi và kéo ra gói bánh ăn trưa. Anh làm động tác đó không quá 15 giây đồng hồ, vậy mà những đầu ngóng tay để hở đã bị tê cóng liền. Anh không đeo găng tay, mà lại đập mạnh các ngón tay hàng chục cái vào đùi. Sau đó, anh ngồi xuống 1 khúc cây phủ đầy tuyết và ăn trưa. Những cảm giác đau nhoi sau khi đánh mạnh những ngón tay vào chân biến đi thật nhanh, khiến anh hoảng sợ. Anh không còn kịp ăn miếng bánh nữa, liền đập những ngón tay liên hồi, rồi đi găng tay vào, và tháo găng bên kia ra để ăn bánh. Anh định cắn 1 miếng lớn, nhưng tuyết đông cứng quanh miệng không sao há ra được. Anh quên khuấy không nhóm lửa cho hết cóng. Trước sự ngu ngốc của mình, anh chậc lưỡi chưa dứt thì ngay lúc ấy, mấy ngón tay để trần kia bị tê cóng lại. Anh cũng nhận thấy rằng lúc đầu ở mấy đầu ngón chân còn có cảm giác nhức nhối, nay khi vừa ngồi xuống thì cảm giác ấy không còn nữa. Anh sững sờ không hiểu những ngón chân ấy ấm hay bị tê cóng nữa, nhưng khi cố ngó ngoáy những ngón chân trong giầy mới biết là chúng đã bị tê thật.
Anh vội vã đi găng tay vào rồi đứng dậy, trong người thấy hơi sờ sợ. Anh ráng sức dậm chân cho tới khi hai bàn chân thấy đâu, nghĩ bụgn quả là trời rét ghê thật. Ông già từ vùng sông Lưu huỳnh đã nói đúng là thỉnh thoảng ở vùng này lại có 1 đợt rét khủng khiếp. Vậy mà lúc ấy anh đã cười nhạo ông ta! Điều đó chứng tỏ rằng đừng có bao giừo dám chắc 1 điều gì. Rõ ràng là trời rét thật, không còn lầm vào đâu được. Anh đi đi lại lại, dậm chân, rồi lại đập tay cho đến khi thấy nóng người lên mới yên tâm. Đoạn anh chạy đi kiếm củi còn mắc lại ở những bụi cây khi nước tràn lên vào mùa xuân năm ngoái, rồi rút diêm ra nhóm lửa. Cẩn thận lắm mới nhen được ngọn lửa, dần dần ngọn lửa bùng lên cháy vù vù. Anh hơ mặt vào gần lửa cho tan hết băng, và nhờ có hơi nóng của lửa, anh mới ăn được bánh. Tạm thời cái rét của không gian bị lùi bước. Con chó cũng thấy khoan khoái, duỗi chân sát vào đống lửa để lấy hơi ấm, nhưng cũng nằm đủ xa để khỏi bị cháy lông.
Ăn xong, anh nhồi thuốc vào tẩu rồi ngồi hút 1 cách khoan khoái. Đoạn anh đi găng, kéo 2 giải mũ che cho tai thật chặt, rồi lại tiếp tục men theo con đường mòn bên sông ngược lên phía nhánh sông bên trái. Con chó tỏ ra chán nản, ngoái lại nhìn đống lửa 1 cách thèm khát. Anh chủ thật không biết lạnh. Có lẽ đời ông cha của anh ta cũng không biết lạnh, 1 cái lạnh không lường, lạnh tới 107 độ dưới 0. Nhưng con chó biết lạnh tổ tiên của nó biết, và nó thừa hưởng được sự hiểu biết đó. Nó biết trời rét khủng khiếp như vậy mà đi ra ngoài thì thật nguy hiểm. Đã thế, chỉ nên nằm cuộn tròn trong 1 cái lỗ đào dưới tuyết và đợi cho đến lúc mây kéo về giăng kín cả bầu trời mang đi, cái lạnh đó. Vả lại giữa người và vật đâu có sự tương thân tương ái. Con vật chỉ làm nô lệ cho người mà thôi và những cái vuốt ve mà nó từng được hưởng chỉ là những cái vuốt ve của những cái roi và những tiếng quát tháo ác nghiệt doạ đánh. Vì vậy, con vật đã không tỏ ra muốn nhọc lòng truyền nối lo sợ của nó cho người chủ. Đâu có phải người chủ mà nó nuối tiếc đến lửa, chẳng qua nó tỏ thái độ ấy là vì chính bản thân nó; nhưng chủ nó huýt sáo và gọi nó bằng tiếng roi quất vun vút trong không khí, khiến con vật vội chạy sát theo gót anh ta.
Anh nhai thuốc tiếp, 1 bộ râu mới màu hổ phách lại bắt đầu hình thành. Và trong nháy mắt; hơi thở của anh đã đóng băng trắng xoá như bột trên bộ ria mép, lông mày và mi mắt. ở phía bên trái của dòng sông Hen-đơ-xơn có vẻ không có nhiều những con suối ngầm, vì anh đã đi được nửa tiếng đồng hồ mà không thấy dấu hiệu gì, vậy mà vẫn có. ở 1 chỗ chẳng có dấu hiệu gì, nơi mặt tuyết phủ mềm mại phẳng lì như báo hiệu là bên dưới cũng rắn chắc, thì anh lại thụt chân. Chỗ đó không sâu lắm, nên chỉ bị trớt đến giữa bắp chân, sau đó anh leo lên được 1 khoảng bằng vững chắc.
Bực mình, anh chửi đổng mấy câu. Cứ hy vọng thế nào cũng về tới trại với anh em vào lúc 6h, vậy mà lúc này lại phải chậm hàng tiếng đồng hồ mãi rồi, vì phải ngồi nhóm lửa và hong cho khô giầy và tất. ở nhiệt độ thấp như vậy, anh biết việc đó rất cần thiết. Anh tiến lại gần bờ sông và leo lên. Trên bờ sông lẫn lộn trong bụi cây mọc quanh những cây thông nhỏ, có vô khối củi khô - đặc biệt những cây con, ngoài ra, còn có cả khô vương lại từ năm ngoái. Anh chất mấy cành lớn xuống mặt tuyết làm nền cho ngọn lửa mới nhóm khỏi bị tắt vì tuyết tan. Anh đánh diêm đốt 1 cái vỏ cây phong lấy từ trong túi ra. Cái vỏ đỏ cháy nhạy hơn giấy. Anh đặt miếng vỏ lên mấy cành cây lớn, sau đó cho thêm cỏ khô và những cành cây con để mồi ngọn lửa mới bén.
Anh làm công việc đó 1 cách từ từ và cẩn thận vì hiển nhiên mỗi ngày nguy hiểm đang đợi anh. Dần dần ngọn lửa bốc mỗi lúc 1 to hơn, nên anh lại chất thêm củi khô. Anh ngồi xổm trên tuyết, kéo những cành cây khô nằm vướng trong bụi rồi vứt thẳng vào đống lửa. Anh biết rằng không được để lửa tắt, vì khi thời tiết ở 75 độ âm, chân lại bị ướt nữa thì ngay từ đầu là phải nhóm lửa sao cho nó không được tắt. Giá mà chân khô, thì dù nhóm lửa không được, anh có thể chạy dọc theo con đường mòn trên nửa cây số là máu lại lưu thông. Nhưng khi 2 bàn chân đã ướt và tê cóng ở nhiệt độ 75 độ âm thì đừng có nói đến chuyện chạy cho máu được lưu thông. Dù cho anh có chạy nhanh đến đâu chăng nữa, bàn chân ướt sũng đó chỉ thêm tê cứng hơn mà thôi.
Anh biết rõ như thế. Ông già ở vùng sông Lưu Huỳnh đã nói đến điều đó từ mùa thu năm ngoái, và giờ anh mới thấy hết những lời khuyên đó. Anh đã mất hết cảm giác ở bàn chân. Muốn nhóm lửa, anh đã phải bỏ găng tay ra, do đó các ngón tay cũng bị tê cứng lại ngay. Đi với tốc độ 6 cây số 1h đã tạo cho tim anh bơm máu đi khắp cơ thể, đến tận các đầu ngón chân và ngón tay. Nhưng khi vừa mới dừng lại, máu cũng kém lưu thông. Cái giá lạnh của không gian đang giáng xuống mỏm địa cầu trơ trụi, mà anh lại ở trong cái vùng ấy nên đã phải hứng lấy cái đòn tàn khốc đó. Máu trong người anh dường như co lại trước cái lạnh. Máu cũng sống, cho nên giống như con chó, máu cũng muốn trốn cái lạnh kinh hồn đó. Chừng nào còn đi được 6 cây số 1h, dù muốn hay không, máu vẫn được bơm đi khắp cơ thể, song giờ đây máu rút đi, lẩn sâu vào tận nơi sâu kín trong người anh, nên đầu ngón chân và ngón tay là nơi cảm thấy thiếu máu trước tiên. Những ngón chân bị ướt tê cóng nhanh hơn, cả những ngón tay bị hở cũng thế, mặc dù chúng chưa bị tê hẳn. Mũi và gò má đã bị tê cóng lại, trong khi đó, do thiếu máu, da anh lạnh tê tái.
ấy thế mà anh vẫn không sao cả. Những ngón tay, mũi và má chỉ chớm bị cong thôi, vì lửa đã bắt đầu cháy mạnh. Anh vẫn còn cho thêm những cành cây to bằng ngón tay để lửa cháy to thêm. Lát nữa có thể mồi thêm vào ngọn lửa những cành to bằng cổ tay, chắc đến lúc đó anh có thể cởi giầy và tất ướt ra hơ cho khô, và đôi chân trần sẽ được sưởi ấm bên đống lửa, nhưng dĩ nhiên, nhóm lửa thì trước hết phải xoa tuyết vào chân đã. Nhóm được lửa là mỹ mãn lắm rồi, vì thế mà anh thoát chết. Anh lại nhớ đến lời khuyên của ông già miền sông Lưu Huỳnh, rồi mỉm cười. Ông già đề ra 1 luật lệ rất nhghiêm khắc là không ai được đi 1 mình trong vùng Klôn-đai với cái rét 50 độ dưới 0. Thế mà anh đã có mặt ở đây, rồi gặp tai nạn 1 thân 1 mình, cuối cùng đã tự cứu lấy bản thân. Anh cho rằng ông già này tính rụt rè như đàn bà. Điều cần phải làm đối với người đàn ông là phải giữ bình tĩnh, và thế là ổn cả. Bất cứ ai là đàn ông đều có thể đi lại 1 mình. Nhưng thật là lạ, má và mũi của anh sao mà chóng bị tê cóng thế. Hơn nữa, anh cũng không nghĩ rằng những ngón tay của mình lại có thể mất sinh khí nhanh đến thế, vì chúng không sao cầm được thanh củi lên. Rõ ràng những ngón tay mất hết sinh khí rồi, chúng dường như ở xa hẳn thân thể và chính bản thân anh. Tay cầm thân củi mà mắt cứ ngơ ngác không hiểu mình đã nắm được nó chưa. Nhưng sợi dây thân kinh từ óc anh tới mấy đầu ngón tay dường như liệt hẳn.
Tất cả những điều đó chẳng hệ trọng là mấy. Chính ngọn ưửa đang nhẩy múa kia, đang kêu răng rắc, lốp bốp đó, là hứa hẹn của sự sống. Anh bắt đầu tháo giầy. Đôi giầy phủ 1 lớp băng, còn đôi tất trông giống như 2 cái bao bằng sắt bọc từ đầu gối trở xuống, trong khi đôi dây giầy giống như 2 thanh sắt cong queo thắt nút lại như bị cháy. Thoạt đầu anh còn lấy mấy ngón tay tê cóng để giật dây ra, nhưng sau mới nhận thấy có hoạ là rồ mới làm như thế, nên anh vội rút con dao con ra.
Chưa kịp cắt dây giầy, lại có chuyện xảy ra. Đó là do lỗi, hay nói đúng ra, là do sai lầm của anh. Đáng lẽ không được nhóm lửa dưới cây thông, mà phải nhóm ở ngoài khoảng trống. Khốn 1 nỗi có nhóm ở dưới gốc thông mới dễ lấy củi ngay từ trong bụi ra thì ném thẳng vào lửa. Cây thông mà anh đã nhóm lửa ở dưới lúc này lại nặng trĩu tuyết. Mỗi lần anh rút củi từ trong bụi ra là cái cây lại bị động nhẹ, vậy mà anh không hay biết gì. Song cái động nhẹ ấy cũng đủ gây ra tai nạn. Cành cao tít trên ngọn trút tuyết xuống những cành dưới, và cứ như thế truyền ra khắp cây, chẳng khác gì 1 trận tuyết lở, cuối cùng đột ngột rơi ào ào xuống anh và đống lửa, dấp ngọn lửa tắt ngấm! Nơi trước đấy là 1 đống lửa, giờ ngổn ngang những tuyết là tuyết.
Anh hoảng sợ, cứ như vừa mới nghe lời cáo chung đối với mình. Anh ngồi nhìn đăm đăm vào chỗ lúc nãy còn là đống lửa. Nhưng rồi anh lấy lại được bình tĩnh. Có lẽ ông già vùng sông Lưu Huỳnh lần này lại nói đúng. Giá có 1 người bạn đồng hành thì bây giờ đâu đến nỗi nguy hiểm. Người bán đó sẽ có thể nhóm lửa được. Còn bây giờ anh lại phải đi nhóm đống lửa khác mà lần này không được để hỏng. Thậm chí có nhóm được lửa chăng nữa, chắc đâu mấy ngón chân còn có tác dụng nữa. Đến lúc này, 2 bàn chân của anh đã tê dại rồi, mà cũng còn chán mới nhóm lửa xong.
Anh nghĩ thế, nhưng không chỉ ngồi mà nghĩ. Trong lúc ngồi nghĩ như thế, chân tay luôn luôn phải cử động. Anh làm 1 cái nền mới để nhóm lửa, lần này ở ngoài chỗ bãi trống để không có 1 cái cây xảo trá nào có thể làm tắt ngọn lửa được. Tiếp đó anh đi kiếm cỏ khô và những cành cây con bị trôi giạt quanh đó từ vụ nước tràn về lần trước. Anh không thể lấy mấy ngón tay kéo từng cái 1, nhưng vẫn có thể dùng cả 2 bàn tay mà vơ cả những cành củi mục và rêu xanh. Biết làm cách nào khác được? Anh làm như 1 cái máy, thậm chí nhặt cả 1 ôm lớn những cành to để dùng sau khi lửa đã bùng to. Trong lúc đó, con chó nằm im và chăm chú nhìn anh, với con mắt thèm muốn, vì nó coi anh là người cung cấp lửa, vậy mà mãi không thấy lửa đâu.
Khi đã chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng, anh móc túi lấy ra 1 miếng vỏ cây Phong nữa. Vẫn biết cái vỏ còn nằm trong túi, thế mà tìm mãi vẫn không có cảm giác gì, mà rõ ràng anh nghe thấy tiếng lạo xạo của các vỏ cây va vào nhau. Anh cố hết sức mà không sao nắm được miếng vỏ cây. Trong khi đó anh vẫn nhận biết được rằng mỗi lúc bàn chân mình thêm tê cóng. Nghĩ thế, anh đâm hoảng sợ, nhưng cố gắng giữ bình tĩnh. Anh lấy răng kéo găng tay rồi vung cánh tay, đập mạnh 2 bàn tay vào 2 bên sườn. Hết ngồi, anh lại đứng dậy vung tay trong khi đó con chó vẫn ngồi yên dưới tuyết, đuôi nó quấn lấy 2 chân trước trông ấm ấp, 2 tai sói thính của nó vểnh lên nghe ngóng, chăm chú nhìn chủ nó. Còn anh, trong lúc vung tay đập như thế bỗng cảm thấy trong lòng dội lên 1 nỗi ghen tức với con vật vì nó có bộ lông thiên nhiên che chở cho ấm áp và an toàn.
1 lát sau, anh bắt đầu nhận thấy ở đầu những ngón tay dập đó còn lờ mờ 1 chút cảm giác. Cái cảm giác ngứa ran mỗi lúc 1 tăng lên thành 1 cái đau buốt hành hạ anh, vậy mà anh lại sung sướng reo lên. Anh tháo chiếc găng tay bên phải và thọc vào túi tìm vỏ cây. Những ngón tay vừa để trần đã bị tê cóng liền. Anh bèn rút ra 1 bao diêm. Nhưng cái lạnh khủng khiếp đã làm cho mấy ngón tay bị tê liệt hẳ. Còn đang loay hoat tách ra lấy 1 qua diêm, thì lại đánh rơi cả bao xuống tuyết. Anh cố nhặt lên mà không sao nhặt nổi. Những ngón tay đã chết hẳn, không có khả năng sờ hay cầm được nữa. Anh rất cẩn thận. Gạt bỏ hết những ý nghĩ về 2 bàn chân, cái mũi và 2 má bị tê cóng, anh tập trung tâm trí vào việc nhặt bao diêm lên. Dồn cả 2 mắt vào nhìn, dùng thị giác thay cho xúc giác và đến khi nhìn thấy 2 ngón tay ở 2 bên bao diêm, anh liền kẹp lấy, đã đành ý chí là vậy, nhưng những dây thần kinh đã bị tê liệt nên những ngón tay cũng không tuân theo nữa. Anh lại đi găng tay phải vào rồi đập thật mạnh vào đầu gối. Sau đó anh dùng cả bàn tay đeo găng mà xúc bao diêm lên, mang theo cả 1 nắm tuyết, đặt vào lòng. Nhưng tình hình cũng không tốt đẹp gì hơn.
Loay hoay mãi, anh mới kẹp được bao diêm vào giữa cùi 2 bàn tay đeo găng, rồi đưa lên miệng. Tuyết đóng quanh miệng vỡ tan ra khi anh lấy hết gân sức để há ra. Anh rụt hàm dưới vào, uốn cong môi trên trông đến kỳ quái, rồi lấy hàm răng trên ngậm bao diêm nhằm để tách lấy 1 qua. Anh đã tách được 1 qua nhưng lại để rơi xuống đất. Cũng chẳng ăn thua gì. Không thể nào nhặt que diêm đó lên được. Anh mới nghĩ ra 1 cách, liền ghé răng cắn lấy que diêm và quẹt mạnh vào chân. Quẹt đến 20 lần que diêm mới cháy. Khi diêm cháy, anh vẫn cắn răng và dí sát vào vỏ cây. Nhưng mùi diêm sinh ở diêm bốc ra bay vào mũi, luồn vào phổi, làm cho anh ho sặc sụa. Qua diêm rơi xuống tuyết tắt ngấm.
Ông già vùng sông Lưu Huỳnh nói có lý, anh nghĩ như vậy vào lúc sự tuyệt vọng đã được kiềm chế lại trỗi dậy: quá 50 độ dưới 0, ai muốn đi đâu phải có bạn đồng hành. Anh đập mạnh 2 bàn tay nhưng không gây nên 1 cảm giác gì. Bỗng nhiên anh lấy răng cởi cả 2 chiếc găng tay ra. Anh lấy cùi tay kẹp bao diêm vào. Do cơ bắp ở 2 cánh tay không bị cóng, nên anh có thể kẹp chặt bao diêm ở chỗ 2 cùi tay. Sau đó anh quẹt cả nắm diêm dọc theo cẳng chân. Bó diêm cháy bùng lên, cả 70 que diêm lưu huỳnh cùng bùng cháy lên 1 lúc! Không khí lặng như tờ nên diêm không tắt được. Anh nghiêng đầu sang 1 bên để tránh khỏi bị ngạt thở, rồi dí cả nắm diêm đang cháy vào vỏ cây Phong. Giơ diêm như thế anh mới nhận ra cảm giác ở nơi tay mình. Thịt đang bị cháy. Có thể ngửi thấy mùi thịt cháy, có cảm giác như nó cháy vào tận trong thịt. Cảm giấc ấy dần dần biết thành cái đau nhức nhối. Song anh vẫn cố gắng chịu đựng, vụng về dí ngọn lửa vào vỏ cây, nhưng miếng vỏ lại không bắt lửa ngay, vì chính bàn tay đang bị cháy đó đã cuốn hết lửa.
Cuối cùng không chịu nổi, anh rời cả 2 tay ra. Nắm diêm đang cháy rơi xuống nghe xèo xèo trong tuyết, nhưng miếng vỏ cây cũng đã cháy. Anh liền chất cỏ khô và những cành cây nhỏ tí vào ngọn lửa. Anh không còn khả năng chọn được nữa, vì phải dùng 2 cùi tay mà kẹp củi. Những mẩu gỗ mục và những đám rêu xanh bám cả vào củi, nên anh phải cố ghé răng mà nhặt bớt đi. Anh nâng niu ngọn lửa 1 cách cẩn thận, song đến vụng. Lửa và sự sống, vì vậy không thể để nó tắt được. Máu rút ra khỏi làn da trên thân thể của anh nên anh bắt đầu thấy run lên cầm cập, và thấy người trở nên vụng về hơn. 1 mảng rêu to rơi xuống đúng ngay giữa đống lửa nhỏ. Anh lấy ngón tay cố cời nó ra, nhưng tấm thân run lẩy bẩy làm cho anh cời lửa đi đâu ấy, hất tung những mớ cỏ đang cháy và những cành khô, và thế là cả đống lửa nhỏ bị hổng ở giữa. Anh lại vun chúng lại, nhưng có cố mấy cũng chẳng ăn thua gì, vì toàn thân anh đang run bắn lên mà củi lại bắn rải rác. Từng cảnh 1 phun ra 1 cuộn khói rồi tắt ngấm. Người nhóm lửa lại thất bịa. Nhìn quanh 1 cách lãnh đạm, anh chợt bắt gặp con chó đang ngồi bên đống lửa đã lụi, người nó cử động có vẻ bứt rứt bồn chồn, hết nhấc chân bên này lại đến chân bên kia và toàn thân cựa quậy luôn, nhưng đang háo hức muốn có 1 cái gì đó.
Trông thấy con chó, anh liền nảy ra 1 ý nghĩ man rợ. Anh nhớ đến câu chuyện về 1 người bị cuốn trong cơn bão tuyết, đã giết chết con nai và chui vào xác của nó mà nằm cho ấm, nên mới thoát chết. Anh sẽ giết con chó và thọc tay vào người nó cho đến khi hết tê dại thì thôi, sau đó lại có thể nhóm được đống lửa khác. Anh bèn gọi nó lại gần, nhưng trong giọng nói có pha chút sợ hãi, khiến con chó cũng sợ, vì từ trước đến giờ nó chưa nghe thấy chủ nó nói giọng như thế. Chắc có chuyện sao đây, và linh tính đa nghi của nó đã đánh hơi thấy sự nguy hiểm nhưng không biết đó là mối nguy hiểm gì. Đâu đó trong óc nó bỗng nhiên thấy xuất hiện 1 nỗi sợ hãi đối với người chủ. Nó cụp tai xuống khi nghe thấy tiếng gọi của người chủ, rồi những động tác bồn chồn, vặn vẹo mình, hết nhấc chân trước lên lại đặt xuống: nhưng nó không lại. Anh bèn chống 2 tay quỳ 2 gối và bò lại phía nó. Tư thế lạ lùng đó lại gây thêm mối ngờ vực, nên con chó len lét lùi lại.
Anh lại ngồi lên tuyết 1 lát và cố lấy lại bình tĩnh. Sau đó anh lấy răng đi găng tay vào và gượng đứng dậy. Trước hết anh liếc nhìn xuống chân xem có chắc là mình đứng thật không, vì anh không có cảm giác là chân mình đụng đất. Tư thế đứng thẳng của anh làm cho con vật hết nghi ngờ, và khi anh quát lên ra lệnh nghe như tiếng roi quất, con chó lại ngoan ngoãn nghe theo như thường ngày. Khi nó tiền đến gần tầm tay, anh đã mất tự chủ, vội giơ tay vồ lấy nó, nhưng đến lúc đó anh mới nhận ra rằng tay mình không còn nắm được nữa, còn những ngón tay thì không sao co lại được, mà cũng không có cảm giác gì caả Trong chốc lát anh quên khuất mất rằng không những đôi bàn tay mình đã tê cóng mà mỗi lúc chúng còn tê cóng hơn, mọi việc xảy ra rất nhanh, nên con chó chưa kịp bỏ chạy, anh đã ôm chầm lấy nó. Anh ngồi xuống tuyết, và cứ thế ôm lấy nó, dù cho nó cứ gầm gừ, sủa và vùng vẫy mấy để thoát cũng mặc.
Nhưng anh cũng chỉ có thể làm được đến thế, nghĩa là ưứ ngồi ôm khư khư lấy con vật. Anh biết mình không có khả năng giết được nó. Không sao tìm ra được cách gì để giết chết nó. Với đôi tay vô dụng, anh không thể rút hoặc cầm lấy con dao găm hay bóp cổ nó. Anh đành buông nó ra, con vật vội cụp đuôi phóng 1 mạch chừng 10 thước, nó dừng lại, ngoảnh nhìn anh dáng dò hỏi, 2 tai vểnh lên.
Anh ngồi xuống nhìn 2 bàn tay xem nó ở đâu, và thấy nó còn đang lủng lẳng ở cổ tay. Anh bỗng ngạc nhiên thấy mình lại phải dùng đến mắt để xem tay mình ở đâu. Anh liền vung tay đập mạnh 2 bàn tay đeo găng vào 2 bên sườn. Làm như vậy trong 5', ráng hết sức đủ để bơm máu lên làn da, thế là anh hết run. Nhưng 2 bàn tay không cảm giác gì. Anh có cảm tưởng chúng như 2 quả cân treo ở đầu cánh tay, vậy mà anh cố truyền cảm tưởng đó xuống thì lại không thấy gì.
1 nỗi sợ chết lờ mờ và nặng nề xâm chiếm anh. Sự sợ hãi đó nhanh chóng trở nên sâu sắc vì anh nhận ra rằng đây không còn là vấn đề những ngón tay và ngón chân bị tê cóng hoặc để mất cả 2 bàn tay và bàn chân mà đó là vấn đề sinh tử, trong đó cơ hội để sống rất mỏng manh. Điều đó làm anh hoảng hốt, khiến anh quay cổ chạy 1 mạch trên lòng sông dọc theo con đường mòn cũ, lờ mờ sáng. Con cóh chạy theo sau sát anh. Anh chạy thục mạng không biết trời đất là gì, trong nỗi hoảng loạn anh chưa bao giờ phải trải qua trong đời. Trong lúc chạy loạng choạng trên tuyết, anh lại dần dần nhìn rõ mọi vật: bờ sông, những đống gỗ cả ngổn ngang, những cây dương trụi lá và cả bầu trời. Chạy như thế làm cho anh cảm thấy dễ chịu hơn, người không thấy run nữa. Chắc nếu cứ tiếp tục chạy thì 2 bàn chân sẽ hết cóng; mà nhỡ đâu chạy gắng 1 đoạn xa nữa chẳng về đến nơi với anh em ở trại. Ngón tay, ngón chân và 1 phần trên mặt chắc không còn nguyên vẹn, nhưng sẽ nhờ anh em cứu vớt cho phần còn lại khi về đến trại. Song lúc ấy anh lại nẩy ra ý nghĩ cho rằng sẽ không bao giờ mình trở về được tới trại và sum họp cùng anh em, rằng đến đó đường còn xa, mà người đã bị tê cóng thế này, chắc sớm muộn cũng sẽ chết cứng thôi. Anh cố xua đuổi ý nghĩ đó, gác nó lại phía sau, nhưng đôi lúc nó lại hiện ra làm anh cứ phải cố sức nghĩ đến chuyện khác cho quên đi.
Anh ngạc nhiên không hiểu sao mình vẫn chạy được với đôi chân tê dại như thế, tê dại đến mức khi cả khối thân người đè nặng xuống và lúc chúng chạm đất vẫn không có cảm giác gì. Anh thấy như mình đang lướt trên mặt đất, chân không đến đất, cật không đến trời. Có lúc anh thấy như mình đã nhìn thấy thần Méc-cua có cánh ở đâu đó, rồi cứ thắc mắc liệu thần Méc-cua có cảm giác giống như anh khi bay lướt trên mặt đất không.
Chạy 1 mạch về trại và gặp gỡ bạn bè lúc này là điều vô lý hết sức vì lấy đâu ra sức nữa. Nhiều lần anh vấp ngã, loạng choạng đứng dậy rồi lại ngã. Anh cố gượng đứng lên, nhưng không nổi, quyết định đành phải ngồi nghỉ và nghĩ bụng sẽ không chạy mà chỉ bước đều. Lú ngồi xuống thở, anh thấy người ấm và dễ chịu hẳn lên. Người không còn run nữa thậm chí hơi ấm như tràn râm ran khắp ngực và bụng. Nhưng sao sờ tay lên mũi và má vẫn không có cảm giác gì? Chạy cũng không làm hết tê cóng được. Cả 2 bàn tay và bàn chân cũng vẫn không hết tê. Rồi anh lại nghĩ có lẽ phần tê cóng trên thân thể lan rộng hơn thì phải. Anh cố không nghĩ đến điều đó, chỉ nghĩ đến điều khác cho quên đi: anh biết mình cứ nghĩ như thế sẽ gây hoảng sợ, mà anh vốn lại sợ sự hoảng hốt. Dù vậy, ý nghĩ đó cứ ám ảnh anh 1 cách dai dẳng cho đến khi mường tượng ra cảnh toàn thân mình tê cóng lại. Nghĩ dông dài chán cũng đến thế thôi, thế là anh lại vùng đứng dậy chạy thục mạng dọc theo con đường. Có lần anh chạy chạm lại và bước bộ từ từ, nhưng rồi nghĩ đến chỗ tê cóng đang lan khắp, anh lại lao đầu chạy.
Trong suốt thời gian ấy, con chó vẫn chạy theo sau anh. Lúc anh ngã lần thứ 2, nó lại ngồi xuống trước mặt, đuôi quấn lấy 2 chân trước, chăm chú nhìn anh 1 cách dò hỏi. Trước cảnh ấm cúng và an toàn của con vật, anh thấy trong người mình nổi cáu, rồi chửi cho nó 1 chập, khiến con vật phải cụp tai xuống ra chiều ngoan ngoãn. Lần này cái rét đếnv ới anh nhanh hơn.Anh đang bó tay trước cái giá rét đang lan khắp thân mình. Nghĩ đến cái rét tê cóng, anh lại càng chạy thục mạng, nhưng chưa được 30 mét đã lảo đảo ngá chúi xuống. Lần hoảng hốt này lên đến tột đỉnh. Khi đã lấy lại được bình tĩnh anh ngồi lên và nghĩ mình có chết cũng phải chết cho có tư thế. Song ý nghĩ đó không đến 1 cách rõ nét như vậy. Anh chỉ thấy mình như 1 thằng ngốc, chạy quẩn như con gà bị cắt tiết - anh lại nảy ra sự so sánh đó trong đầu. Thôi thì đằng nào cũng chết cóng, nên phải chết cho đàng hoàng. Khi đã tìm được sự tĩnh tâm mới này, anh bỗng thấy buồn ngủ. Anh nghĩ đến giấc ngủ ngàn thu ngon lành, chẳng khác gì uống 1 liều thuốc ngủ. Chết cóng thì có gì đau đớn như người ta tưởng đâu! Còn gặp cái chết khác ghê sợ hơn nhiều.
Anh tưởng tượng ngày mai anh em tìm thấy xác anh. Bỗng nhiên anh thấy mình đang đi cùng mọi người dọc theo con đường mòn và tìm kiếm anh. Rồi anh lại cùng với họ đi tới chỗ rẽ của con đường và thấy mình đang nằm trên tuyết. Anh không còn thuộc về bản thân mình nữa, vì thậm chí ngay lúc đó anh đã thoát xác, đứng cùng với anh em và nhìn vào xác mình nằm trên tuyết: Trời quả là rét quá, anh nghĩ thế. Khi nào về đến xứ sở, anh sẽ kể lại cho bà con nghe cái lạnh thực sự nó như thế nào. Nghĩ miên man, anh lại nhớ đến ông già vùng sông Lưu Huỳnh. Anh mường tượng rõ mồm một ông ta đang ngồi hút tẩu trong cảnh ấm cúng dễ chịu.
"Ông nói đúng ông già ạ; ông nói đúng đấy" anh lẩm bẩm như đang nói với ông già.

Sau đó anh thiếp đi trong 1 giấc ngủ ngon lành mà dường như chưa bao giờ mình được hưởng. Con chó vẫn ngồi nhìn anh và chờ đợi. 1 ngày ngắn ngủi tan dần trong ánh hoàng hôn còn động lại mãi không tan. Không có dấu hiệu nào tỏ ra là có nhóm lửa, vả lại trong đời của con vật chưa bao giờ nó thấy con người ngồi ở tư thế như vậy trên tuyết mà lại không đốt lửa sưởi. Khi trời mỗi lúc 1 tối dần, lòng khao khát có 1 đống lửa xâm chiếm con vật, chân trước của nó động đậy liên hồi, rồi nó kêu khe khẽ, nó cụp tai xuống như sợ chủ mắng. Nhưng chủ nó vẫn ngồi yên. Sau đó con vật rên to hơn, bò lê dần tới anh và đánh hơi thấy cái chết. Nó xù lông lên lùi lại. Nấn ná 1 lát, nó rú lên ngeh thê thảm dưới bầu trời lạnh buốt điểm những ngôi sao sáng lấp lánh như nhảy múa. Sau đó, nó quay đi và chạy ngược theo con đường mòn về hướng trại mà nó quen thuộc, nơi đó sẽ có người cho nó ăn và đốt lửa cho nó sưởi.


Jack London

Bút Ký Dưới Hầm - Dostoevsky

Chương 1 :
Tôi là một người bệnh hoạn… Tôi là một người độc ác. Tôi là một người tẻ nhạt. Tôi chắc là tôi đau gan. Nhưng tôi không biết tí gì về bệnh tình của mình và có khi tôi cũng chẳng biết sự thực tôi đau chỗ nào nữa.
Tôi không đi chữa trị và cũng chưa bao giờ đi chữa trị, mặc dù tôi rất thán phục y khoa và các vị bác sĩ. Thêm nữa tôi lại là người mê tín kinh khủng, nghĩa là mê tín vừa đủ để vẫn còn khâm phục y khoa (tôi có đủ học vấn để không mê tín, ấy thế nhưng tôi vẫn mê tín như thường). Không, tôi không đi khám bác sĩ chẳng qua là do tính độc ác. Nói thế chắc quý vị đâu có thèm hiểu. Nhưng tôi thì tôi hiểu. Cố nhiên tôi không thể cắt nghĩa cho quý vị tôi hành động độc ác như vậy là để hành hạ ai, tôi thừa biết tôi đâu có thể "làm hại" các vị bác sĩ bằng việc tôi không để cho họ chữa trị. Tôi hiểu hơn ai hết rằng làm như thế tôi chỉ làm hại chính tôi chứ không ai khác. Dù sao, tôi không đi khám bác sĩ chính là vì tính độc ác. Tôi đau gan ư? Càng tốt! Cứ cho nó đau nữa đi!
Tôi sống như vậy đã lâu lắm rồi: có đến gần hai chục năm. Năm nay tôi bốn mươi. Trước kia tôi là công chức, nhưng giờ tôi đã nghỉ. Hồi đó tôi là một tên công chức độc ác. Tôi rất lỗ mãng, và còn lấy làm sung sướng vì thế. Tôi không ăn hối lộ của ai, vậy thì tôi phải có quyền tự thưởng cho mình cái thú vui ấy chứ! (Câu pha trò hơi nhạt, nhưng tôi không xóa nó đi. Khi viết ra câu này tôi tưởng lúc đọc lên nghe sẽ tế nhị lắm, nhưng lúc này, khi thấy đó chỉ là trò làm phách một cách hèn hạ thì tôi lại cố ý không xóa nó đi).
Khi có ai đến chỗ bàn giấy tôi ngồi để xin xỏ việc gì, tôi thường nghiến răng trợn mắt với họ và cảm thấy một niềm khoái lạc vô tả khi hành hạ được ai đó. Mà hầu như không bao giờ tôi không thành công. Phần đông họ đều nhút nhát, rụt rè cả - đám người xin xỏ ấy mà! Nhưng đôi khi cũng có những tên làm phách lối, và trong số đó có một thằng cha sĩ quan làm tôi ghét cay ghét đắng. Hắn dứt khoát không chịu khúm núm và lúc nào cũng lê xền xệt thanh gươm một cách hết sức khả ố. Suốt mười tám tháng trời tôi hằn học với hắn chỉ vì thanh gươm đó, và cuối cùng tôi đã thắng: thằng cha về sau thôi không dám kéo lê thanh gươm nữa. Dù sao chuyện đó xảy ra hồi tôi hãy còn trẻ.
Nhưng thưa quý vị, quý vị có biết mấu chốt sự tức giận của tôi là ở chỗ nào không? Tất cả mấu chốt là ở chỗ, cái làm tôi điên tiết nhất chính là ở chỗ, ngay cả những lúc cáu giận nhất, tôi luôn luôn cảm thấy xấu hổ nhận ra rằng tôi chẳng những không phải là người độc ác, mà thậm chí còn không phải là người hay cáu giận… và tôi cứ thích bày trò làm ngoáo ộp dọa con nít để tự an ủi mình thế thôi. Tôi có thể cáu sùi bọt mép, nhưng giá có ai mang cho tôi con búp bê hay mời tôi một tách trà đường là có khi tôi lại nguôi ngoai ngay. Thậm chí tôi còn mủi lòng là đằng khác. Dù rằng ngay sau đó tôi sẽ lại nghiến răng tự xỉ vả mình, và bị mất ngủ cả mấy tháng trời vì cảm giác đớn hèn. Cái tính tôi nó vậy đó!
Vừa nãy tôi có nói hồi trước tôi là một tên công chức độc ác là tôi đã nói dối. Nói dối vì tôi tức. Chẳng qua đó chỉ là cách giải trí của tôi đối với bọn dân chúng đến xin xỏ và đối với tên sĩ quan nọ, chứ thực ra không bao giờ tôi có thể trở nên độc ác được. Tôi luôn luôn nhận thấy trong con người tôi chứa đầy những yếu tố tương phản nhau kinh khủng. Tôi cảm thấy chúng lúc nào cũng lúc nhúc trong tôi. Tôi biết suốt đời chúng vẫn như thế trong người tôi và đòi thoát ra ngoài, nhưng tôi không cho chúng ra; tôi cố ý không cho chúng thoát được ra. Chúng hành hạ tôi đến nhục nhã, làm cho tôi phát điên lên, khiến tôi cuối cùng phải chán ngấy. Ôi, tôi mệt mỏi và chán chường biết chừng nào!
À mà, thưa quý vị, hay quý vị tưởng tôi đang ăn năn hối lỗi trước quý vị hay muốn xin quý vị tha thứ cho điều gì chăng? Tôi dám chắc thế nào quý vị cũng tưởng như vậy… Nhưng tôi xin nói để quý vị biết, quý vị có tưởng như thế hay không tôi cũng cóc cần!
Tôi không những không thể trở thành độc ác, mà còn chẳng thể trở thành cái quái gì hết: chẳng thể ác mà cũng chẳng thể hiền, chẳng thể đểu mà cũng chẳng thể lương thiện, chẳng thể là anh hùng cũng chẳng thể là một con bọ. Giờ đây tôi đang sống cho hết chuỗi ngày của tôi trong cái lỗ này, tôi tự huyễn hoặc mình bằng một niềm an ủi độc ác và vô ích rằng một kẻ thông minh thì chẳng bao giờ trở thành được cái gì ráo trọi, và chỉ có đứa ngu si mới có thể trở thành cái gì đó mà thôi. Vâng, một con người thông minh của thế kỷ XIX cần phải và có bổn phận đạo đức phải là một sinh vật không có cá tính nào hết. Còn con người có cá tính, con người hành động, nhất thiết phải là một kẻ thấp hèn. Đó là điều tôi tin tưởng suốt bốn mươi năm trời nay.
Năm nay tôi bốn mươi tuổi. Mà bốn mươi là suốt đời người rồi, là già lắm rồi. Sống lâu hơn bốn mươi là thô tục, đê tiện, là vô luân lí. Quý vị hãy trả lời thật thành thực cho tôi biết: ai sống lâu hơn bốn mươi tuổi? Để tôi trả lời cho quý vị: chỉ những đứa ngu si đần độn, và những tên vô lại mới sống lâu hơn bốn mươi. Tôi sẽ nói thẳng như thế vào mặt mọi tên già, mọi tên già đáng kính, mọi tên già đẹp lão! Tôi sẽ nói thẳng vào mặt cả thế giới như thế! Tôi có quyền nói thế, là vì tôi, chính tôi đây, cũng sẽ sống tới sáu mươi tuổi! Tôi sẽ sống đến bảy mươi! Sẽ sống đến tám mươi! Khoan, cho tôi thở cái đã…
Thưa quý vị, chắc quý vị tưởng tôi muốn pha trò cho vui? Quý vị cũng lại lầm to! Tôi hoàn toàn không phải là người vui tính như quý vị tưởng hay như quý vị có thể tưởng đâu. Tuy nhiên, nếu quý vị thấy bực mình với tất cả những trò ba hoa khoác lác này của tôi, (mà tôi cảm thấy quý vị có vẻ bực rồi đấy), và muốn chất vấn xem tôi là thằng cha nào vậy, thì tôi xin thưa: tôi là một tên thư kí hạng bét! Tôi đi làm công chức chỉ để kiếm miếng ăn (và chỉ thế mà thôi), và năm ngoái khi một người họ xa chết đi để lại trong chúc thư cho tôi sáu ngàn rúp, thì lập tức tôi xin thôi việc và chui về sống trong cái lỗ này. Trước kia tôi đã từng sống trong cái lỗ này, còn bây giờ tôi sẽ sống hẳn ở đây. Căn phòng tôi ở mãi rìa thành phố là một căn phòng tồi tàn, xấu xí. Giúp việc cho tôi là một mụ nhà quê già, xấu tính xấu nết chỉ vì ngu độn; đã thế người lúc nào cũng bốc lên mùi hôi hám. Có người bảo với tôi là khí hậu Peterburg không tốt cho tôi, và rằng ít tiền như tôi mà sống ở Peterburg thì sẽ chật vật. Tôi biết lắm. Tôi còn biết rõ hơn tất cả các vị tham mưu, cố vấn khôn ngoan và đầy kinh nghiệm ấy. Nhưng tôi vẫn ở lại Peterburg. Tôi sẽ không rời bỏ Peterburg. Tôi không rời bỏ là vì… Ủa! Mà tôi ở hay đi thì có quan hệ quái gì!…
Nhưng mà này: một con người tử tế thì thích nói về gì nhất nhỉ?
Trả lời: nói về mình.
À, thế thì tôi xin nói về tôi!
2

Thưa quý vị, bây giờ tôi muốn kể cho quý vị, dù quý vị muốn nghe hay không cũng mặc, tại sao tôi lại không thể trở thành cho dù là một con bọ. Tôi xin long trọng tuyên bố với quý vị rằng đã rất nhiều lần tôi ráng trở thành một con bọ, vậy mà xem ra tôi cũng không xứng đáng nữa.
Thưa quý vị, tôi xin thề với quý vị rằng một ý thức quá sáng suốt là một bệnh trạng, vâng, một bệnh trạng vô cùng có thực. Để dùng cho sinh hoạt hàng ngày của con người thì chỉ cần một ý thức của con người bình thường, nghĩa là chỉ cần một nửa hay một phần tư cái ý thức của con người văn minh ở thế kỉ XIX bất hạnh của chúng ta, nhất là của con người chẳng may lại phải sống ở Peterburg - cái thành phố trừu tượng nhất, "cố ý" nhất trên mặt địa cầu này (bởi lẽ có những thành phố cố ý, có những thành phố không cố ý) là đã quá đủ. Chẳng hạn, sẽ là quá đủ khi anh có được cái phần ý thức mà những con người được gọi là chất phác, giản dị, những con người hành động thường có.
Tôi đánh cuộc là quý vị nghĩ rằng tôi viết ra tất cả những điều này chỉ là muốn làm phách, cốt để mỉa mai những con người hành động, cũng giống như chỉ vì thói làm phách rởm mà tôi kéo lê thanh gươm như thằng cha sĩ quan tôi nói lúc nãy. Nhưng thưa quý vị, có ai mà lại đi huênh hoang về bệnh tật của mình, rồi còn làm phách làm bộ với nó?
Ủa, mà tôi nói gì thế nhỉ? Ai mà chẳng thế, ai mà chẳng hãnh diện với bệnh tật của mình, và không biết chừng tôi là một đứa hãnh diện hơn ai hết cũng nên. Thôi, không tranh cãi nữa. Tôi cãi là tôi ngu. Nhưng dù sao tôi vẫn tin tưởng sâu sắc rằng chẳng những một ý thức quá sáng suốt, mà ngay bất cứ ý thức nào cũng đều là bệnh hoạn cả. Tôi dám chắc như vậy. Nhưng hãy tạm gác chuyện này sang một bên đã. Quý vị hãy cho tôi biết điều này: vì sao có hiện tượng là, cứ như cố ý, vào những giây phút, phải, vào đúng những giây phút mà tôi có khả năng ý thức được rõ nhất tất cả những tinh tế của cái đẹp và cái cao thượng, như ngày xưa ở ta thường nói, thì tôi lại thường không ý thức được gì nữa hết, mà lại lao vào làm những việc xấu xa đê tiện đến nỗi… nghĩa là những việc mà có lẽ ai cũng làm, nhưng lại cứ như cố tình đến với tôi đúng lúc tôi biết mười mươi là đáng lẽ không nên làm mới phải. Càng ý thức rõ bao nhiêu về cái thiện và mọi cái gì gọi là "mĩ và toàn hảo" tôi lại càng chìm sâu vào đống bùn nhơ của mình và càng cảm thấy sẵn sàng muốn ngụp lặn hoàn toàn trong đó bấy nhiêu. Nhưng cái chính là cảm giác đó trong tôi dường như không phải tình cờ, mà tất yếu phải thế. Cứ như đó là trạng thái bình thường nhất trong tôi, chứ tuyệt nhiên không phải là căn bệnh hay tật xấu nào cả; thậm chí đến nỗi về sau tôi chẳng còn thiết tha gì chống lại cái thói xấu ấy nữa. Cuối cùng tôi hầu như tin (mà có khi tôi tin thật cũng nên) rằng đó mới chính là trạng thái bình thường của tôi. Chứ thoạt tiên tôi đã phải vật lộn khổ sở chừng nào để chống lại nó! Tôi không tin rằng với những người khác cũng xảy ra như vậy nên suốt đời tôi cứ âm thầm giấu kín điều đó như giấu một niềm bí ẩn. Tôi đã xấu hổ vì điều đó (ngay đến bây giờ tôi vẫn còn xấu hổ). Đến mức tôi còn cảm thấy một nỗi thích thú thầm kín, đê tiện, bất thường khi vào một trong những đêm Peterburg nhơ nhuốc nhất, tôi trở về nhà, về cái xó của mình, và cũng ý thức rõ hơn rằng ngày hôm nay mình lại làm một việc đê tiện, rằng việc mình làm không còn cách gì vớt vát được nữa. Và thế là, tôi lại âm thầm tự đay nghiến, chửi rủa, dày vò mình đến nỗi cuối cùng niềm cay đắng biến thành một cảm giác ngọt ngào nhục nhã, đáng nguyền rủa, và sau rốt trở thành một khoái lạc thực sự. Vâng, đúng thế: khoái lạc! Tôi muốn nhấn mạnh điều đó: khoái lạc! Tôi phải nói ra điều ấy vì lúc nào tôi cũng muốn biết xem những người khác có cảm thấy được những khoái lạc như vậy không.
Để tôi giải thích cho quý vị hiểu: cái khoái lạc ở đây chính là do mi ý thức được quá rõ ràng sự hèn hạ của mi; là do mi cảm thấy bị đẩy tới cái giới hạn cuối cùng; mi biết tình cảm ấy thật là ê chề; nhưng lại không có cách gì chống lại được, rằng mi không có lối thoát nào hết; rằng không bao giờ mi có thể trở thành con người khác được, và cuối cùng, cho dù mi có đủ thời giờ, đủ lòng tin để biến thành cái gì khác đi nữa, thì chưa chắc mi đã muốn mình biến đổi. Hoặc giả nếu có muốn, mi cũng sẽ bất lực chẳng làm gì được, bởi thực sự mi chẳng thể biến thành cái gì hết!
Nhưng tệ hại nhất - cốt lõi của mọi vấn đề là ở chỗ, tất cả những điều đó diễn ra phù hợp với những quy luật cơ bản và bình thường của một ý thức quá sáng suốt, phù hợp với cái tính ỳ bắt nguồn trực tiếp từ những quy luật ấy, do đó, vấn đề không chỉ là mi không thể biến đổi, mà đơn giản là mi không làm được trò trống gì hết ráo! Từ đó có thể suy ra, chẳng hạn, hệ quả của một ý thức quá sáng suốt là như thế này: phải, tôi là một thằng khốn nạn. Nhưng việc tôi biết tôi là một thằng khốn nạn lại chẳng an ủi được tôi chút nào về cái khốn nạn của tôi cả. Nhưng thôi, đủ rồi!… Chúa ơi, tôi nói lảm nhảm mãi mà cắt nghĩa được cái gì cơ chứ? Cái khoái lạc ấy ở đâu ra? Nhưng tôi sẽ cắt nghĩa điều ấy cho kì được. Tôi phải cầm lấy bút cũng chỉ vì thế…
Như tôi chẳng hạn, tôi có một lòng tự ái kinh khủng. Tôi đa nghi và dễ động lòng như một thằng gù hay một anh lùn. Ấy thế mà có những phút tôi nghĩ giá có ai tát tôi một cái có khi tôi lại lấy thế làm thích thú! Tôi nói thật đấy: có thể tôi biết cách tìm thấy khoái lạc riêng trong việc bị ăn tát ấy; dĩ nhiên đó là niềm khoái lạc của tuyệt vọng, nhưng trong sự tuyệt vọng cũng có những khoái lạc cực kì mãnh liệt của nó chứ, nhất là khi ta ý thức được rõ ràng tình cảm tuyệt vọng của mình. Còn trong trường hợp bị tát ta lại càng ý thức được mãnh liệt hơn ta bị người khác hạ nhục như thế nào.
Những cái chính là, xét dưới bất cứ khía cạnh nào, cuối cùng bao giờ tôi cũng đâm ra là kẻ có lỗi trước, và ức nhất là cái lỗi ấy không phải do tôi, mà do những quy luật tự nhiên gây nên. Trước hết, tôi có lỗi bởi vì tôi thông minh hơn tất cả mọi người chung quanh. (Lúc nào tôi cũng tự coi tôi thông minh hơn mọi người chung quanh, và lắm khi - quý vị có tin được không - lắm khi tôi lại cảm thấy bối rối vì điều đó, đến nỗi suốt đời tôi, tôi cứ phải nhìn đi chỗ khác mà không dám nhìn thẳng vào mắt mọi người). Sau nữa, tôi có lỗi bởi vì giả dụ tôi có lòng cao thượng thật, thì lòng cao thượng ấy chỉ càng làm tôi đau khổ thêm, vì tôi ý thức được toàn bộ sự vô ích của nó, và tôi biết chắc tôi chẳng thể làm được gì với lòng cao thượng ấy: không thể tha thứ được, bởi kẻ làm nhục tôi có thể đã tát tôi theo quy luật tự nhiên (mà đã là quy luật tự nhiên thì đâu có thể nói đến sự tha thứ); không thể quên được, bởi lẽ dù là quy luật tự nhiên thì ta vẫn cảm thấy bị xúc phạm. Sau hết, cứ cho rằng tôi chẳng thèm khoan hồng đi nữa, mà trái lại, muốn trả thù cái tên đã làm nhục tôi, thì tôi cũng lại không làm như vậy được, bởi vì tôi chắc tôi không dám làm gì cả, cho dù tôi có thể làm được đi chăng nữa.
Vì sao tôi không dám ư? Về vấn đề này tôi cũng xin có đôi lời.

3
Với những người có gan trả thù và, nói chung, biết cách tự bảo vệ, thì họ hành động như thế nào? Giả dụ, một khi ý muốn trả thù chiếm đoạt họ, thì trong toàn bộ con người họ không còn gì khác ngoài cái ý muốn đó. Quý ngài này sẽ xông thẳng đến phía trước như một con bò điên chúc sừng xuống dưới và họa chăng chỉ có bức tường mới ngăn được anh ta. (Xin nói thêm là khi đối diện với bức tường, thì những vị này - nghĩa là những con người chất phác, giản dị, và những con người hành động - sẽ thành thực chịu thua ngay). Đối với họ bức tường không phải là cái cớ thoái thác, chẳng hạn như đối với chúng ta - những con người suy tư, và do đó, không hành động, thì bức tường không phải là một cái cớ để tháo lui, cái cớ mà chính anh bạn chúng ta có khi không tin, nhưng vẫn sẵn sàng lợi dụng nó một cách vui sướng. Không, họ thì họ thực tâm chịu thua. Đối với họ trong bức tường như có cái gì nguôi dịu, cái gì mang tính giải pháp đạo đức và rất dứt khoát, thậm chí có khi thần bí nữa. Nhưng tôi sẽ có dịp nói thêm về bức tường đó.
Vâng, chính con người chất phác, giản dị như vậy tôi coi là con người bình thường, con người thực sự, mà chính bà mẹ tạo hóa dịu dàng của chúng ta muốn thế khi sinh ra anh ta ở trên đời này. Tôi ghen tức đến tận xương tủy với con người này. Hắn ngu đần, đúng, tôi không chối cãi. Nhưng, biết đâu đấy, có thể vì bình thường nên hắn buộc phải ngu đần thì sao? Có thể như vậy lại đẹp cũng nên. Cái giả thuyết đó tôi cho có vẻ càng đúng hơn nếu ta xét cái phản đề của con người bình thường, nghĩa là của con người có ý thức sáng suốt, con người không phải sinh ra từ lòng bà mẹ thiên nhiên, mà từ một sự bóp méo nào đó (nói thế nghe có vẻ thần bí, nhưng tôi vẫn ngờ đúng như vậy); cái con người bị bóp méo đó khi đứng trước phản đề của hắn bỗng nhiên phải nép mình lại và nhường bước, đến độ chính hắn phải tự coi hắn là một con chuột nhắt chứ không phải một con người. Cho dù là một con chuột nhắt có ý thức rất sáng suốt chăng nữa thì nó vẫn chỉ là con chuột nhắt, huống hồ kẻ kia mới là một con người, và, do đó, vân vân và vân vân… Nhưng điều đáng nói hơn cả là chính hắn, vâng chính hắn, lại tự coi mình là một con chuột nhắt, trong khi chẳng ai bắt hắn phải tự thú như vậy cả. Và đó mới là điều mấu chốt nhất.
Bây giờ ta thử ngắm xem chàng chuột nhắt này trong lúc hành động xem sao. Giả thử chàng cũng đã bị xúc phạm (mà hầu như lúc nào chàng ta cũng bị xúc phạm) và cũng muốn trả thù. Nỗi hận thù chất chứa trong lòng chàng có khi còn lớn hơn cả trong . Cái ý định hèn hạ muốn lấy oán trả oán trong con người chàng có thể còn nung nấu hơn cả trong l'homme de la nature et de la vérité, bởi l'homme de la nature et de la vérité do cái ngu đần bẩm sinh của hắn, coi việc trả thù chẳng qua chỉ là một hành động vô cùng chính đáng, trong khi chàng chuột nhắt kia, do cái ý thức quá sáng suốt, lại phủ nhận sự công bằng đó. Nghĩa là cuối cùng ta đi tới bản chất của vấn đề, bản chất của hành động báo thù đó. Ngoài sự đê tiện ban đầu, chàng chuột nhắt bất hạnh của chúng ta đã kịp bao bọc chung quanh mình bao nhiêu cái đê tiện khác dưới hình thức những hoài nghi, những do dự, từ hoài nghi đầu tiên kéo theo không biết bao nhiêu hoài nghi khác chưa được giải đáp, đến mức vô hình trung xung quanh chàng đã hình thành nên một đống bùn nhơ định mệnh nào đó, đúng bùn nhơ hợp thành từ những do dự, hồ nghi, và sau hết, bằng tất cả những bãi đờm mà những con người thật thà, chất phác, những con người hành động đã nhổ lên mặt chàng, những kẻ ngạo mạn đứng xung quanh chàng như những quan tòa và những nhà độc tài, lớn tiếng cười chế nhạo chàng.
Cố nhiên đến lúc ấy thì chàng chẳng còn biết làm gì hơn là cười khẩy giả vờ khinh bỉ, sự khinh bỉ mà chính chàng cũng chưa chắc đã tin, rồi xấu hổ cúp đuôi chui vào cái hang của mình. Ở đó, trong cái hang hôi hám bẩn thỉu ấy, chàng chuột nhắt bị người ta chế nhạo và hạ nhục kia mới từ từ trầm mình vào trong nỗi căm hận tím lạnh, độc ác, và nhất là một nỗi căm hận không bao giờ dứt. Suốt bốn mươi năm trời ròng rã, chàng sẽ còn nhớ lại vụ xúc phạm đó với từng chi tiết nhỏ nhặt nhất, nhục nhã nhất, và cứ mỗi lần như thế lại thêm thắt vào những chi tiết nhục nhã hơn, rồi tự xỉ vả, đay nghiến mình một cách cay độc trong tưởng tượng. Tuy cảm thấy tự xấu hổ vì những tưởng tượng ấy, nhưng chàng vẫn cứ khơi gợi ra, cứ nhớ lại tất cả, tự bịa thêm một câu chuyện hoang đường khác, lấy cớ rằng chuyện đó cũng hoàn toàn có thể xảy ra, và chàng sẽ không tha thứ gì hết.
Rất có thể chàng sẽ tìm cách trả thù thật; nhưng sẽ trả thù bằng cách lén lút, vụng trộm, từng tí một, vô danh, đồng thời không tin chút gì vào cái quyền được trả thù lẫn sự thành công của sự trả thù đó, và chàng biết trước rằng vì tất cả những toan tính trả thù ấy mà chàng còn đau khổ gấp trăm lần kẻ bị trả thù, mà kẻ đó chưa chắc đã thèm để ý đến những toan tính của chàng. Rồi trong lúc lâm chung, chàng sẽ nhớ lại tất cả, với những chi tiết càng lúc càng nhiều hơn, và… Nhưng chính trong tâm trạng ô nhục giá băng nửa tuyệt vọng, nửa hi vọng đó, trong trạng thái tự chôn sống mình vì ý thức được quá rõ ràng sự đau khổ ấy, trong căn nhà hầm mà chàng sống suốt bốn mươi năm trời, trong hoàn cảnh biết rõ là bế tắc nhưng vẫn còn đôi chút hoài nghi đó, trong cái địa ngục đầy dục vọng không được thỏa mãn và quay trở vào trong ấy, trong mớ hỗn độn những dao động, những quyết định nóng bỏng vừa thành hình tưởng như chắc chắn, nhưng chỉ một phút sau đó lại trở thành những ân hận, phải, trong tất cả những cái đó đã chứa đựng cái chất cốt của niềm khoái lạc kì lạ mà tôi đã nói ở trên. Niềm khoái lạc ấy tinh vi đến nỗi, khó nhận ra đến nỗi những kẻ chỉ hơi tầm thường một chút, hay thậm chí cả những kẻ có hệ thống thần kinh vững chắc cũng không hiểu được tí gì. "Có lẽ cả người nào chưa bị ăn tát bao giờ cũng không thể hiểu nổi nữa chứ" - quý vị sẽ cười mà bảo tôi như vậy, nghĩa là quý vị muốn lịch sự mà nói bóng gió cho tôi biết rằng, chắc hẳn trong đời tôi đã bị ăn tát nên mới tỏ ra am tường đến thế. Tôi dám cá là quý vị đã nghĩ như vậy. Nhưng quý vị hãy yên tâm, tôi chưa hề bị ăn tát bao giờ; dù quý vị có tin hay không cũng mặc. Có khi tôi còn tiếc là trong đời tôi đã cho kẻ khác ăn tát quá ít. Mà thôi, đủ rồi… tôi không nói thêm một lời nào nữa về chuyện này, dù rằng chắc nó sẽ làm cho quý vị khoái chí lắm!
Tôi lại xin bình tĩnh nói tiếp về những người có thần kinh tốt mà không hiểu được cái tế nhị của những khoái lạc. Mặc dù trong một vài trường hợp họ có la rống lên như một con bò rừng thực thụ, và cứ cho là điều này làm cho họ hết sức vinh dự đi nữa, nhưng, như tôi đã nói, khi vấp phải cái-bất-khả là họ lập tức hạ giọng ngay. Cái-bất-khả đó tức là bức tường đá phải không? Bức tường đá nào? Ô hay, tất nhiên đó là những quy luật của tạo hóa, là những kết quả của khoa học tự nhiên, là toán học. Chẳng hạn nếu có ai chứng minh cho quý vị biết rằng thủy tổ quý vị là loài khỉ thì quý vị cũng chẳng nên nhăn mặt làm gì, mà hãy chấp nhận nó như một sự thật. Hay nếu có người chứng minh cho quý vị thấy thực chất một giọt mỡ của quý vị phải đáng giá hơn trăm ngàn giọt mỡ của đồng loại quý vị, rằng kết luận này là điểm tận cùng của mọi đức tính, mọi bổn phận, mọi thị hiếu và thành kiến thì quý vị cũng chẳng làm được gì hơn là chấp nhận nó vì hai lần hai - đó là toán học. Quý vị cứ thử cãi lại xem!
Thiên hạ sẽ la lớn vào mặt quý vị: "Xin lỗi đi! Quý vị đâu có thể phản đối sự hai lần hai là bốn. Tạo hóa chả việc gì phải xin xỏ quý vị; nó đâu thèm để ý đến những ước muốn này nọ của quý vị, đến việc quý vị có thích hay không thích những quy luật của nó. Quý vị vẫn buộc phải chấp nhận nó đúng như nó là thế, và do đó, chấp nhận cả những hệ quả của nó. Một bức tường là một bức tường, thế thôi". Vân vân và vân vân…
Trời đất, nhưng tôi cần đếch gì những quy luật của tạo hóa hả Trời, một khi vì lý do nào đó tôi không thích những quy luật và cái sự "hai lần hai là bốn" ấy! Cố nhiên, nếu không có đủ sức mạnh thì tôi không thể húc đầu vào bức tường đá như thế, nhưng tôi cũng không thỏa hiệp với nó chỉ bởi lẽ đó là một bức tường đá và tôi không có đủ sức húc đổ nó!
Làm như thể một bức tường đá như vậy đúng là một sự an ủi, và chứa đựng một lời kêu gọi thỏa hiệp nào đó chỉ duy nhất vì nó chính là cái sự "hai lần hai là bốn" không bằng! Phi lí ơi là phi lí!
Đâu phải là chuyện hiểu được hết, ý thức được hết mọi điều bất khả, mọi bức tường đá. Đâu phải là chuyện nếu anh thấy ghê tởm phải thỏa hiệp thì đừng thỏa hiệp nữa. Vấn đề là từ những kết hợp lôgích tất yếu nhất dẫn đến những kết luận đáng ghét nhất về đề tài muôn thuở, là dường như anh vẫn có lỗi gì đó trong việc tồn tại bức tường đá kia, mặc dù sự thật anh hiểu quá rõ rằng anh hoàn toàn chẳng có lỗi gì ráo trọi, thế là anh lại âm thầm nghiến răng bất lực và khoan khoái đứng bất động mà mơ tưởng rằng té ra anh chẳng việc gì phải tức giận ai cả, rằng bức tường đá ấy là không có, và có thể chẳng bao giờ có cả, rằng đó chẳng qua chỉ là một trò hề, một trò bịp bợm lừa dối, bởi vì đó là một việc chẳng ra làm sao, người ta chẳng biết đó là cái gì và đó là ai, nhưng bất chấp mọi trò đánh tráo và những cái vô tri thức đó, ngươi vẫn đau khổ, và càng không biết rõ bao nhiêu ngươi lại càng đau khổ bấy nhiêu.
 4
“Ha! Ha! Ha! Cứ theo cái kiểu lập luận vừa rồi của anh thì có lẽ cả trong sự đau răng anh cũng tìm thấy khoái lạc đấy nhỉ?” - Quý vị sẽ cười mà bảo tôi như vậy. “Chứ sao, đau răng cũng có cái thú của nó chứ” - Tôi đáp. Tôi bị đau răng cả tháng trời nay nên tôi biết. Cố nhiên khi đau răng người ta không tức giận một cách im lặng, mà người ta rên rỉ. Nhưng đó là những tiếng rên không trung thực, đó là những tiếng rên thâm độc; và toàn bộ vấn đề chính là ở sự thâm độc này. Chính những tiếng rên đó nói lên cái khoái lạc của kẻ bị đau; nếu không cảm thấy khoái lạc hắn đã chẳng rên làm gì. Đó là một thí dụ hay thưa quý vị, tôi xin triển khai nó ra.
Thứ nhất, những tiếng rên ấy biểu lộ toàn bộ cái vô ích thấp hèn đối với ý thức của ta, toàn bộ quy luật của tạo hóa mà tuy nhổ toẹt vào nó quý vị vẫn cứ đau khổ vì nó. Còn nó vẫn thản nhiên như không. Chúng cũng phát biểu rằng tuy quý vị biết rõ là không có kẻ thù nảo ở đây hết, nhưng quý vị vẫn cứ đau đớn như thường, và dù có bao nhiêu các Wagenheim đi nữa thì quý vị vẫn cứ là nô lệ của những chiếc răng đau, rằng nếu có cái bỗng dưng nảy ra ý cầu ước cho anh khỏi đau, thì lập tức cái răng của anh sẽ khỏi đau ngay, nhưng nếu người đó không muốn, thì những chiếc răng của anh sẽ tiếp tục đau suốt ba tháng nữa. Và cuối cùng, nếu anh vẫn không bằng lòng và tiếp tục phản kháng thì anh chẳng còn cách nào khác để tự an ủi hơn là tự tát vào mặt mình, hay đấm tay thật đau hơn nữa vào tường. Và chính từ những điều nhục mạ giết người đó, từ những tiếng cười chế nhạo không biết của ai đó bắt đầu gây cho anh cái cảm giác khoái lạc đôi khi đạt tới độ cực khoái.
Thưa quý vị, tôi xin quý vị lúc nào đó hãy thử lắng tai nghe tiếng rên của con người có học thức của thế kỉ XIX, lúc hắn bị đau răng đã hai, ba hôm, khi tiếng rên của hắn đã không còn giống tiếng rên của hôm đầu tiên, nghĩa là hắn rên không phải chỉ vì răng đau, không như một anh nhà quê thô lỗ nào đó rên, mà như một con người có học, con người mà văn minh Châu Âu đã đụng tới, rên như một con người "đã tách rời hẳn cái gốc và những nền tảng nhân dân", như bây giờ người ta thường nói[2]. Tiếng rên của hắn nghe hằn học, xấu thói, và hầu như không bao giờ dứt, đêm cũng như ngày. Mà hắn thừa biết rên như thế đâu có ích gì cho hắn. Hắn biết rõ hơn ai hết rằng hắn chỉ làm bực mình những người xung quanh và làm khổ hắn mà thôi, và chính hắn, hắn cũng tự hành hạ hắn để chẳng được lợi lộc gì hết. Hắn thừa biết gia đình và hàng xóm, mà tiếng rên của hắn nhằm vào họ, đã bắt đầu thấy ghét và không tin chút gì vào chuyện hắn bị đau răng nữa, và ai cũng thầm hiểu rằng hắn có thể rên khác đi, giản dị hơn, đừng có rên ầm ầm lên như thế, đừng có những kiểu cách như thế, và cho rằng hắn quan trọng hóa vì độc ác. A, đó! Cái khoái lạc nằm trong chính sự hèn hạ và tất cả những cái cố ý đó. “À! Tôi làm phiền các người hả, tôi xé tim các người ra hả, tôi làm cả nhà mất ngủ hả? Càng tốt! Thì đừng ngủ nữa! Nên biết là tôi đang đau răng đây! Dưới mắt các người tôi không còn là một kẻ anh hùng như trước kia tôi muốn tỏ ra nữa, mà chỉ còn là một tên độc ác ! Càng tốt! Tôi còn sung sướng là các người đã thấy con người thật của tôi! Các người khó chịu nghe những tiếng rên khốn nạn của tôi phải không? Cho các người khó chịu! Tôi sẽ rên to hơn cho mà xem đây này!…”
Quý vị vẫn chưa chịu hiểu? - Không, đúng là phải đạt tới trình độ nhận thức sâu sắc mới hiểu được hết mọi sự tinh tế của cái khoái lạc xác thịt này. Quý vị cười? Tôi rất hân hạnh. Thưa quý vị, cố nhiên những câu pha trò của tôi rất vô duyên. Chúng rắc rối quá và nghe rất giả tạo. Nhưng tất cả là do lòng không tự trọng của tôi mà ra: Lẽ nào một con người có ý thức lại có thể tự trọng được, dù chỉ một chút thôi?
5
Lẽ nào một kẻ đã quyết tâm đi tìm khoái lạc cả trong ý thức tự hạ mình lại có thể còn có chút lòng tự trọng được chăng? Điều tôi vừa nói không phải là do một lòng tiếc hối vô vị nào hết. Và nói chung tôi ghét nói “Lạy ba, ba tha cho con, lần sau con không dám thế nữa!” Không phải là vì tôi không thể nói được những câu đó - trái lại, có thể chính bởi tôi quá có thể nói được những câu như vậy.
Cứ như một cố ý, tôi thường nhảy xổ vào một vụ rắc rối ngay cái lúc tôi biết hẳn hoi rằng tôi chẳng có gì ăn thua trong đó hết. Cái đó mới khốn nạn. Để rồi tôi lại mủi lòng, lại khóc lóc ân hận và cuối cùng, cố nhiên, tôi lại tự hờn dỗi, mặc dù vẫn không chút nào là đóng kịch: chắc tâm hồn tôi phải là hắc ám.
Trong những trường hợp đó thì đâu có thể oán trách gì được những quy luật tự nhiên, dù rằng suốt đời tôi đã bị những quy luật đó chơi cho nhiều vố đau lắm rồi. Bây giờ nhắc lại tất cả các chuyện đó thì khốn nạn lắm, với lại nó cũng đã khốn nạn ngay từ hồi đó rồi. Vì chỉ ngay một hay hai phút sau đó, tôi đã tức tối nhận ra rằng tất cả chỉ là dối trá, dối trá hèn hạ, đóng kịch bẩn thỉu: những ăn năn, những cảm động, những thề bồi sửa đổi… Quý vị sẽ hỏi tại sao tôi lại hành hạ tôi, cấu xé tôi như thế? Trả lời: bởi vì tôi chán ngồi khoanh tay một chỗ, nên tôi mới nghĩ ra chuyện để hành hạ mình. Đúng như vậy đó! Quý vị cứ quan sát kĩ mà xem, quý vị sẽ thấy sự việc xảy ra y hệt như vậy. Tôi tự bịa ra những chuyện phiêu lưu, tôi tự tạo cho mình một cuộc đời huyễn hoặc để ít nhất có thể sống cách này hoặc cách khác. Biết bao nhiêu lần, chẳng hạn, tôi đùng đùng nổi giận chẳng vì một lí do quái gì ráo, như là cố tính nổi giận vậy, trong khi thâm tâm vẫn biết hẳn hoi rằng chẳng việc gì phải cáu hết, rằng mình làm bộ cáu để rồi đến cái độ đâm ra cáu thực sự. Suốt đời tôi vẫn thích chơi cái trò ấy, thậm chí về sau tôi không còn kiềm chế được nó nữa. Có lần, không hai lần chứ, tôi cố gắng yêu. Rồi tôi đau khổ, tôi cam đoan với quý vị như thế. Trong đáy sâu tâm hồn ta không tin là ta đau khổ, ta còn tự giễu ta là khác, vậy mà ta vẫn đau khổ như thường, và đau khổ thực sự, ta ghen tuông, ta quẫn trí. Và nguyên do tất cả là do buồn chán, thưa quý vị, chính là do buồn chán mà ra hết; tình trạng bất động đã lấn át ta, đè bẹp ta. Cái thành quả trực tiếp, thành quả tự nhiên của ý thức chính là tính ỳ, nghĩa là cố tình ngồi khoanh tay một chỗ. Ở trên, tôi đã nói đến điều này. Tôi xin nhắc lại, nhắc lại và nhấn mạnh: tất cả mọi con người chất phác giản dị, tất cả mọi kẻ hoạt động, sở dĩ họ hành động chính là bởi họ đần độn và tầm thường.
Làm sao cắt nghĩa được điều đó? Đây này: bởi vì đầu óc họ nhỏ hẹp nên họ coi những nguyên nhân phụ, nguyên nhân trực tiếp là những nguyên nhân chính; và còn dễ dàng hơn, nhanh hơn kẻ khác, họ tưởng rằng đã tìm thấy những lí do vững chắc, căn bản cho hành động của họ. Bởi vậy họ yên tâm - mà đây là điều chính. Quả thế, muốn hành động được thì trước hết phải có một sự yên ổn tâm hồn và không còn một hoài nghi nào nữa. Nhưng làm sao tôi đạt tới được cái yên ổn tâm hồn đó? Tôi tìm đâu ra những nguyên nhân cơ bản để dựa vào? Đâu là nền móng của tôi? Tôi sẽ đi tìm nó ở chỗ nào?
Tôi tập suy tưởng: và rồi, trong tôi, cứ mỗi một nguyên nhân đầu tiên lại lập tức kéo theo sau nó một nguyên nhân khác sâu xa hơn, căn bản hơn, và cứ như thế tới vô hạn. Đó chính là bản chất của mọi tư duy, mọi ý thức. Thế rồi ta lại đụng tới những quy luật của tự nhiên. Và cuối cùng kết quả là gì? Thì lại vẫn chính là cái đó! Quý vị hãy nhớ lại: vừa nãy tôi có nói tới sự trả thù (tôi chắc quý vị vẫn chưa hiểu được hết). Người ta nói: con người báo thù bởi vì hắn cho như vậy là đúng. Nghĩa là hắn đã tìm được thấy cái nguyên nhân căn bản cho hắn, cụ thể đó là công lí. Cho nên hắn cảm thấy hoàn toàn yên nguôi và làm cái hành động trả thù đó hết sức thanh thản và thành công, bởi vì hắn tin tưởng rằng hắn làm một việc chính đáng và thẳng thắn. Nhưng tôi thì tôi chẳng thấy gì là chính đáng, là tốt. Cho nên nếu tôi cố rắp tâm để trả thù, thì đó hoàn toàn là do ác ý của tôi mà thôi. Cố nhiên sự độc ác có thể thắng được mọi do dự, mọi hoài nghi, và như thế có thể được coi như một lí do căn bản, chính bởi lẽ nó không phải là một lí do. Nhưng làm sao được nếu tôi không đủ ngay đến cả lòng độc ác? (Điều này tôi đã nói lúc đầu…).
Chính bởi vì những quy luật khốn nạn đó của ý thức mà sự độc ác của tôi phải kinh qua một sự phân giải hóa học. Vừa mới phân biệt được ra đối tượng của lòng thù oán, thì nó đã biến đi mất, mọi lí do tiêu tán đi, kẻ có lỗi không còn tìm thấy, điều xúc phạm không còn là điều xúc phạm, mà là một cái vụt của định mệnh, một cái gì giống như sự đau răng, trong đó không ai là kẻ có lỗi. Rồi cuối cùng vẫn lại chỉ còn chính cái lối thoát ấy - tức là đấm tay vào tường. Ta sẽ giả bộ khinh bỉ vì không thể tìm được nguyên nhân đầu tiên. Còn nếu ta giao phó được ta cho tình cảm một cách mù quáng, không hề đắn đo và suy nghĩ, không hề tìm kiếm lí do, gạt bỏ ý thức ta sang dù là một phút, thì đã là một chuyện khác! Thù ghét hoặc yêu mến đi, chứ đừng ngồi khoanh tay một chỗ! Đến ngày kia-là chậm nhất-ngươi sẽ bắt đầu tự khinh bỉ ngươi vì đã cố tình lừa dối ngươi. Kết quả là: bong bóng xà phòng, và sức ỳ.
A! Bẩm quý vị, có thể tôi tự cho mình là rất đỗi thông minh chỉ bởi lẽ là suốt đời tôi chưa bao giờ có thể khởi sự hay kết thúc được một cái gì. Bởi thế tôi chỉ là một tên tán láo, một tên tán láo vô hại, một tên quấy rầy, như mọi người chúng ta. Nhưng biết làm sao được, thưa quý vị, nếu quả thực cái sứ mệnh duy nhất của mọi con người thông minh là ngồi nói láo, nghĩa là chủ tâm ngồi đổ nước vào cái rây.
Trời! Giá tôi không làm được việc gì chỉ vì lười thì có phải tôi đã phục tôi biết mấy! Tôi phục tôi chính bởi vì ít nhất tôi đã có thể lười được, bởi vì ít nhất tôi đã có được một tính cách nhất định để có thể tự tin vào mình. Hỏi: Mày là ai? Đáp: Một thằng lười! Được nghe ai gọi như thế chắc phải là thú vị lắm. Như vậy là tôi đã được định danh, đã có cái gì để nói về tôi… “Một thằng lười!” - Đó là một tước vị, một chức phận, một sự nghiệp, thưa quý vị! Quý vị chớ cười. Thật vậy đó. Như vậy chắc tôi sẽ có cái quyền hội viên của một hội lớn nhất thế giới và lúc nào tôi cũng chỉ làm mỗi một việc là chiêm ngưỡng tôi. Tôi biết một vị suốt đời tự hào là sở trường về rượu Lafitte. Ông ta cho cái đặc tính này của ông là một đức tính rất quý báu và không bao giờ ngờ vực gì mình cả. Ông ta chết đi không những lương tâm yên ổn, mà còn đắc ý nữa, và ông ta đã hoàn toàn có lí. Như vậy chắc tôi đã đã chọn được cho tôi một sự nghiệp: chắc tôi đã là một thằng lười và một thằng ham ăn, nhưng không phải là một thằng ham ăn tầm thường, mà là một kẻ ham thích “tất cả những cái gì đẹp và cao thượng”. Quý vị thấy thế nào? Tôi đã nghĩ đến chuyện này từ lâu rồi. “Cái đẹp và cái cao thượng” đã đè nặng trĩu trên đầu tôi từ hồi tôi bốn mươi. Từ hồi tôi bốn mươi tuổi! Nhưng trước đó có lẽ là một chuyện khác hẳn! Chắc tôi đã tìm được cho tôi một hình thức hoạt động phù hợp với tư chất của tôi: thí dụ, uống rượu chúc mừng tất cả những gì “đẹp và cao thượng”. Tôi sẽ nắm lấy mọi cơ hội để nâng li chúc mừng “cái đẹp, cái cao thượng”, nhất là sau khi đã nhỏ một giọt lệ vào li rượu. Tôi sẽ làm mọi thứ trở thành “đẹp và cao thượng”, tôi sẽ khám phá ra “cái đẹp và cái cao thượng” ngay cả trong những đống rác hôi thối nhất, tôi sẽ nhỏ lệ đầm đìa như một cái khăn thấm nước. Một họa sĩ, chẳng hạn, vẽ một bức tranh của Ghé là tôi nâng chén chúc mừng họa sĩ đó lập tức, bởi tôi yêu thích tất cả những gì “đẹp và cao thượng”. Một thi sĩ đã viết bài thơ “Hãy mặc ý mỗi người”, lập tức tôi nâng chén chúc mừng mỗi người, bởi tôi yêu thích “cái đẹp, cái cao thượng”. Rồi tôi sẽ đòi mọi người phải kính trọng tôi vì điều đó. Tôi sẽ truy tố kẻ nào không tôn trọng tôi. Tôi sống yên ổn, và tôi chết uy nghi. Thế mới là điều tuyệt diệu chứ, thế mới là tao nhã chứ! Và rồi tôi sẽ để một cái bụng thật bệ vệ, một cái cằm bạnh ra ba ngấn, một cái mũi thật bóng nhẫy, để ai trông thấy cũng sẽ phải reo lên: “A! Đây mới là một con người đích thực, một con người đáng kính!”. Quý vị muốn nghĩ thế nào thì nghĩ, chứ được nghe ai nói về mình bằng những nhận xét đó thì quả là có thấy dễ chịu thực trong cái thời buổi tiêu cực này!
Nhưng đó chỉ là những giấc mộng vàng mà thôi!
À mà này! Ai là người đầu tiên đã phát biểu, người đầu tiên đã tuyên bố rằng con người làm những điều khốn nạn chỉ bởi vì hắn không biết đến những tư lợi của hắn, và nếu ai soi sáng cho hắn, nếu ai mở mắt cho hắn nhìn thấy những quyền lợi thực thụ của hắn, những quyền lợi bình thường của hắn, thì lập tức hắn sẽ thôi không làm những điều khốn nạn nữa và lập tức sẽ trở thành tốt và thẳng thắn, bởi vì một khi đã được khoa học soi sáng cho và đã hiểu những quyền lợi thực của mình, thì hắn sẽ tìm thấy trong cái thiện ấy mối lợi của hắn? Cho rằng không ai có thể hành động cố tình chống lại quyền lợi của chính mình được, cho nên con người tất nhiên phải làm điều thiện. Ôi, con nít làm sao! Ngây thơ làm sao!
Nhưng có bao giờ, trong suốt bao nhiêu ngàn năm nay, có bao giờ con người chỉ hành động theo tư lợi? Ta trả lời làm sao được hàng triệu sự kiện chứng minh rằng con người, trong khi vẫn ý thức được đâu là quyền lợi của mình, lại đem đặt nó vào hàng thứ yếu và đâm đầu vào một con đường khác hẳn, đầy rủi ro và nguy hiểm? Không phải là hắn bị bắt buộc làm như thế, nhưng hình như hắn muốn cố tình tránh con đường đã vạch ra, để tự mình vạch lấy một cách tự do, một cách phóng khoáng, một con đường khác đầy khó khăn, một con đường phi lí, khó mà nhận ra, mù mịt. Chính bởi vì cái tự do ấy, dưới mắt hắn, có nhiều sức dẫn dụ hơn là những tư lợi của hắn… Tư lợi! Thế nào là tư lợi? Quý vị có dám định nghĩa cho thật đúng hộ tôi tư lợi của con người là thế nào không? Quý vị sẽ nói sao nếu một ngày kia tư lợi của con người, trong một vài trường hợp, không những có thể, mà nhiều khi lại còn phải là ham muốn cái hại chứ không phải là cái lợi. Nếu thế, nếu có trường hợp này xảy ra, thì cả cái nguyên lí của quý vị sẽ sụp đổ. Quý vị nghĩ sao? Có thể có trường hợp đó được không?
Quý vị cười! Quý vị cứ cười đi, nhưng xin trả lời tôi đã: ta có đếm được chính xác những tư lợi của con người không? Có cái nào không có trong bảng phân loại của quý vị và có cái nào không thể phân loại được không? Bởi, theo tôi biết, quý vị đã thiết lập cái bảng tư lợi con người đó theo những con số trung bình của thống kê và những định thức kinh tế - khoa học. Vậy tư lợi con người theo quý vị gồm có phú quý, tài sản, bình yên, tự do, vân vân và vân vân. Và nếu kẻ nào không giấu giếm, và cố tính bài xích cái bảng phân loại đó, quý vị và cả tôi nữa sẽ coi kẻ đó là một thằng điên, một kẻ ngu dân chủ nghĩa, phải không? Có đúng thế không đã? Nhưng có một điều là: làm thế nào mà các nhà thống kê, các bậc hiền triết và các vị nhân ái đó lại luôn luôn gạt một thức tư lợi đặc biệt ra ngoài cái bảng tính những tư lợi của con người? Thậm chí họ cũng chẳng muốn tính đến nó trong dạng thức mà lẽ ra phải tính đến, mà điều này có tính chất quyết định đến kết quả tính toán. Cũng chẳng phải là một việc khó khăn gì, thì tại sao không làm cho hết cái bảng đó đi, tại sao không cho cái yếu tố đó vào?… Nhưng điều nguy hại là yếu tố tư lợi sáng suốt ấy không thể có chỗ trong một bảng phân loại nào và không thể ghi được vào một bảng nào hết. Chẳng hạn, tôi có một ông bạn… A, mà tôi nhớ rồi, quý vị cũng biết ông ta mà! Có ai mà không biết ông ta cơ chứ!
Khi sắp sửa hành động, ông bạn đó bắt đầu cắt nghĩa cho ta rất rõ bằng những câu nói đẹp đẽ và vĩ đại, rằng ông ta phải hành động ra sao để phù hợp với lí trí, với chân lí. Hơn thế nữa: ông ta sẽ thảo luận ra một cách xúc động say sưa những tư lợi thực sự và bình thường của nhân loại; ông ta sẽ chế nhạo sự mù quáng của những kẻ ngu si không hiểu gì về những quyền lợi thực của mình, cũng chẳng biết gì đến cái giá trị thực sự của phẩm hạnh. Nhưng chỉ mười lăm phút sau, chẳng vì một nguyên cớ đột xuất bên ngoài nào, mà chỉ do một động cơ nào đó bên trong mạnh hơn cả mọi tính toán và quyền lợi, ông ta sẽ làm một việc lố bịch, bậy bạ nào đó, và thế là ông ta hành động chống hẳn lại những quy tắc mà ông đã viện dẫn ra, chống lại cả lí trí, cả tư lợi, chống lại tất cả… Nhưng tôi báo trước cho quý vị biết rằng ông bạn tôi là một nhân vật tập thể và vì vậy rất khó mà quy trách ông ta một mình được. Chính đó là cái điều tôi muốn nói tới, thưa quý vị! Thật vậy, chẳng lẽ đối với ta lại không có một cái gì đáng quý hơn cả những quyền lợi lớn lao nhất hay sao? Nói khác đi (để khỏi phá vỡ lôgích): chẳng lẽ đối với ta lại không có một cái lợi nào (cái người ta đã bỏ sang một bên, cái mà ta vừa mới nói tới) quan trọng hơn và có lợi hơn tất cả cái lợi khác, một cái lợi mà con người nếu cần sẽ sẵn sàng hành động chống lại mọi quy tắc, nghĩa là chống lại lí trí, hi sinh danh dự, yên ổn, hạnh phúc, nói tóm lại tất cả những gì đẹp đẽ và có lợi của mình đi, không gì khác hơn là chỉ để với tới cái mối lợi cơ bản nhất, có lợi nhất, và đối với anh ta là quý giá nhất hay sao?…
- Có chứ - quý vị sẽ ngắt lời - nhưng cũng vẫn là tư lợi như thường!…
Nhưng xin mạn phép quý vị cho tôi giảng nghĩa thêm; vấn đề ở đây không phải là trò chơi chữ mà là ở chỗ, cái tư lợi này sở dĩ tuyệt vời chính là vì nó phá hủy tất cả những bảng phân loại của ta và đảo lộn tất cả những hệ thống do những người yêu nhân loại vì hạnh phúc của con người đã dựng nên. Tóm lại, nó gây trở ngại cho mọi thứ. Nhưng trước khi chỉ đích danh cái tư lợi đó cho quý vị thấy, tôi muốn tự buộc cá nhân tôi vào đó, và vì thế tôi mạnh dạn quả quyết rằng tất cả những hệ thống đẹp đẽ ấy, tất cả những lí thuyết giải nghĩa cho nhân loại biết đâu là những tư lợi bình thường của mình, để nhân loại lập tức trở thành có lòng nhân ái và cao thượng trong lúc đạt tới những tư lợi đó - tôi xin tuyên bố rằng tất cả những cái đó chỉ là vấn đề lôgích học. Vâng, lôgích học đơn thuần! Vì một khi công nhận sự cải tạo con người có thể đạt được bằng cách làm cho hắn biết những tư lợi đích thực của hắn, theo tôi, giống như công nhận với Buckle[1] rằng văn minh làm cho con người dịu dàng đi, và do đó con người dần dần trở nên ít khát máu hơn, ít hiếu chiến hơn. Buckle đã tới được kết luận này một cách hết sức lôgích, tôi tin thế. Nhưng con người say mê những hệ thống, những diễn dịch lôgích trừu tượng đến nỗi hắn sẵn sàng cố tình làm sai hẳn sự thật đi, sẵn sàng nhắm mắt bịt tai trước sự thật, chỉ để biện minh cho lôgích của mình.
Sở dĩ tôi lấy thí dụ này bởi nó là một thí dụ quá rõ ràng. Hãy thử nhìn chung quanh quý vị thì rõ! Máu chảy từng suối, mà chảy vui vẻ là khác, cứ như là rượu sâmbanh. Đó là toàn bộ cái thể kỉ XIX này của chúng ta, trong đó có Buckle! Đó là Napoléon - vừa vĩ đại, vừa là của ngày nay! Đó là Bắc Mĩ, một liên bang vĩnh cửu! Và cuối cùng, đó là chân dung khôi hài củaSchleswig Holstein[2]! Vậy văn minh làm ta dịu dàng ở chỗ nào? Văn minh chỉ làm phát triển nơi ta cái đa tạp của cảm giác mà thôi… Ngoài ra không có gì khác. Và nhờ sự phát triển cái đa tạp đó, có thể rồi đây con người sẽ tìm được một khoái lạc nào đó trong việc đổ máu cũng nên. Vả lại sự này cũng đã xảy ra rồi.
Quý vị có để ý rằng những kẻ khát máu tinh tế nhất bao giờ cũng là những vị văn minh nhất, và so với họ thì những Attia,[3] những Sténka Razin[4] sẽ chẳng thấm vào đâu. Sở dĩ những vị đó không được để ý đến mấy là bởi họ quá nhiều và ta đã quen đi rồi. Nhưng dù sao nếu văn minh không làm cho con người khát máu hơn, thì chắc chắn nó cũng làm cho khát máu một cách khốn nạn hơn, hèn hạ hơn. Ngày xưa con người cho rằng mình có quyền làm đổ máu, và hắn thủ tiêu - mà lương tâm vẫn yên ổn - bất cứ ai hắn xét là đáng chết. Còn ngày nay, mặc dù vẫn cho rằng đổ máu là một hành động xấu, người ta vẫn giết người như thường, thậm chí còn giết thường xuyên hơn ngày xưa. Cái đó có tệ hơn không? Xin quý vị tự phán xét lấy. Người ta nói rằng Cléopatre (xin lỗi đã lấy thí dụ này trong sử La Mã) giải trí bằng cách lấy kim đâm vào vú bọn nô lệ của bà và khi thấy chúng la thét lên và quằn quại thì lấy làm thích chí lắm. Quý vị chắc sẽ bảo rằng chuyện đó xảy ra trong một thời kì tương đối còn man rợ, rằng thế kỉ chúng ta cũng hãy còn man rợ, bởi vì (cũng nói một cách tương đối) người ta cũng vẫn đâm kim vào thịt người, rằng con người, mặc dù đã học nhìn biết sự vật một cách rõ ràng hơn, hắn vẫn còn lâu mới học được cách hành động theo những quy tắc lí trí và khoa học. Nhưng dù sao quý vị vẫn hoàn toàn tin tưởng rằng hắn sẽ quen với những quy tắc đó chừng nào hắn đã hoàn toàn lìa bỏ được vài khuynh hướng xấu của hắn, và chừng nào lẽ phải và khoa học đã hoàn toàn cải huấn được bản tính con người và lái nó vào một con đường bình thường. Quý vị sẽ tin chắc rằng chừng đó con người sẽ thôi tự nguyện lầm lẫn và bất giác không còn muốn tách rời ý chí với những ý thích bình thường của hắn nữa.
Hơn thế nữa: quý vị sẽ bảo, chừng đó khoa học sẽ dạy cho con người biết (nhưng theo ý tôi đây là một xa xỉ phẩm vô ích) rằng hắn chưa bao giờ có ý chí hay những tính khí bất thường hết, và tựu trung hắn chỉ là một cái phím dương cầm, một cái pédale đại phong cầm; bởi vì thế bất cứ cái gì hắn làm không phải là do hắn muốn vậy, mà là phù hợp với những quy luật tự nhiên. Cho nên chỉ cần khám phá ra những quy luật đó là con người sẽ không còn trách nhiệm gì về hành vi của hắn, và rồi cuộc đời đối với hắn sẽ vô cùng dễ chịu. Tất cả những hành vi nhân loại cố nhiên sẽ có thể căn cứ vào toán học mà tính ra và xếp vào bảng, như những bảng logarít tính đến 108.000, rồi ghi vào mục lục; hoặc, tốt hơn nữa, ta sẽ cho in những cuốn sách thật dày bự, đại loại như những từ điển bách khoa của ta, trong đó cái gì cũng đã được tính toán và đoán trước rõ ràng đến nỗi trên thế giới này sẽ chẳng thể còn phiêu lưu, chẳng còn đến cả hành động gì hết.
Và rồi - vẫn theo lời quý vị - những tương quan kinh tế mới cũng sẽ được thiết lập theo một chính xác toán học, để rồi mọi vấn đề sẽ biến mất ngay lập tức, bởi lẽ giản dị là ta đã tìm ra mọi giải đáp rồi. Và rồi ta sẽ dựng một lâu đài pha lê. Rồi ra sẽ thấy Chim Lửa, và rồi… Tất nhiên đâu có bảo đảm (bây giờ là tôi nói) rằng cuộc đời sẽ không buồn chán kinh khủng (thật vậy, còn biết làm gì nếu cái gì cũng đã tính toán và định trước cả rồi); nhưng được cái mọi người đều sẽ trở nên khôn ngoan hết. Cố nhiên buồn chán cũng có thể đưa đến nhiều chuyện không hay: chính buồn chán nó làm ta đâm kim vàng vào thịt người… Nhưng như thế cũng còn chưa sao. Điều tệ hại là ở chỗ (vẫn lời tôi) có thể con người sẽ vô cùng thích thú nếu có được những cây kim vàng trong tay: con người ngu xuẩn, ngu xuẩn kinh khủng, hay đúng hơn hắn không ngu xuẩn bằng vô ơn; khó mà tìm được sinh vật nào vô ơn hơn hắn. Chẳng hạn, tôi sẽ không ngạc nhiên tí nào nếu ngay giữa cái lúc tối đa hạnh phúc đó bỗng có một ngài mất hết cả vẻ lịch sự, bộ mặt “phản động” và cười cợt, đứng phắt lên, hai tay chống nạnh, nói với ta: “Bẩm các ngài chứ, hay là ta đá quách cái hạnh phúc khôn ngoan đó xuống đất để mà tống khứ mẹ những lôgarít đó đi, để lại bắt đầu sống theo cái sở thích ngông của ta, có hơn không?” Như thế cũng vẫn còn là nhẹ. Cái đáng giận hơn là nhân vật này thế nào rồi cũng tìm được nhiều đồ đệ cho mà xem. Con người là vậy đó. Tất cả là do một cái rất tầm thường, một cái không đáng nhắc tới chút nào cả mà ra: đó là vì con người ta, bất cứ hắn là ai, bao giờ và ở đâu cũng khát vọng được hành động theo ý hắn muốn chứ không theo những mệnh lệnh của lí trí và tư lợi. Mà ý muốn của ta có thể, và đôi khi bắt buộc phải (đây là ý kiến riêng của tôi), bắt buộc phải đi ngược với quyền lợi của ta. Cái ý muốn tự do của tôi, cái tự ý của tôi, cái tính khí bất thường của tôi, cho dù nó điên khùng đến mấy, cái ngông cuồng khích động tới một độ điên loạn đó của tôi - vâng, đó chính là cái mà người ta đã gạt sang một bên, đó chính là cái tư lợi có lợi nhất trong những bảng phân loại của quý vị nó không hề có được một chỗ, đó chính là cái nó bẻ gẫy ra trăm ngàn mảnh vụn mọi hệ thống, mọi lí thuyết.
Căn cứ vào đâu mà tất cả các nhà thông thái ấy lại cho rằng con người ta cần phải có một dục vọng bình thường và đức hạnh? Tại sao họ lại tưởng được rằng con người bắt buộc phải có một dục vọng tư lợi sáng suốt? Con người chỉ cần một cái duy nhất là dục vọng độc lập với bất cứ giá nào, bất chấp hậu quả ra sao. Nhưng còn dục vọng thì chỉ có quỷ thần may ra mới biết được nó ra sao…
8
- “Ha! Ha! Ha! Mà làm gì có dục vọng mới chứ!” - Quý vị ngắt lời tôi và cười - “Khoa học ngày nay đã thành công quá sức tưởng tượng trong công trình mổ xẻ con người đến nỗi ta biết rằng dục vọng và cái mà người ta gọi là tự do ý chí đó từ nay sẽ chẳng qua là…”
- Xin quý vị khoan hẵng cười! Bởi chính tôi cũng sắp nói tới điều đó. Thú thực là tôi cũng hơi sờ sợ: tôi đang nói rằng chỉ có quỷ thần họa chăng mới biết được dục vọng phụ thuộc vào cái gì, và có lẽ như vậy lại tốt, tôi sực nghĩ đến khoa học và tôi chột dạ, thì vừa đúng luc quý vị ngắt lời tôi. Thực thế, nếu người ta khám phá ra được cái định thức cho tất cả mọi dục vọng, mọi biến tính bất thường của ta, nghĩa là chúng do đâu mà ra, chúng phát triển theo quy luật nào, tái hiện ra sao, hướng tới mục đích nào, vân vân, thì có lẽ lúc đó con người sẽ thôi ham muốn ngay - không phải là có lẽ, mà chắc chắn như thế. Ham muốn phù hợp theo những bảng con số thì còn thú vị ở chỗ nào? Hơn nữa: nếu vậy con người sẽ lập tức rơi xuống hàng một cái đinh ốc hay một cái gì đại loại như thế, bởi một con người mất hết cả dục vọng, ý chí, thì còn là gì nếu không là một cái đinh ốc? Quý vị nghĩ sao? Ta thử xét những xác suất xem: liệu điều đó có thể xảy ra được hay không?
- A hèm! - Quý vị nói - dục vọng của ta dễ bị nhầm lẫn nhất, bởi vì chính chúng ta đã nhầm lẫn trong khi đánh giá những tư lợi của ta. Nhiều khi ta ham muốn những cái vớ vẩn đâu đâu, bởi vì ta ngu dại tưởng rằng như vậy là đã tới được cái mà ta cho là có lợi nhiều nhất. Nhưng khi có người đã giải nghĩa cho ta, khi mọi sự đã được xếp đặt đâu vào đó và được ghi đàng hoàng vào sách vở (một điều rất có thể làm được chứ, bởi vì có kẻ nào ngu si, lố bịch, mới tin rằng có một vài quy luật thiên nhiên không bao giờ cắt nghĩa được nổi), lúc đó cố nhiên sẽ chẳng còn những gì gọi là dục vọng nữa. Nếu có một xung đột giữa dục vọng và lí trí ta, thì ta sẽ chỉ có thể lí luận chứ không thể ham muốn, bởi vì một người đã biết lí luận thì không thể nào lại ham muốn những cái vớ vẩn vô lí, hay cố tình đi ngược lại lí trí và tự ý làm điều quấy… Và bởi lẽ mọi dục vọng và lí trí có thể tính trước được (vì chắc chắn người ta sẽ khám phá ra được những quy luật của cái gọi là ý chí tự do của ta), cho nên một ngày kia (tôi không pha trò đâu) ta sẽ thiết lập được một loại bảng nào đó, và rồi ta sẽ ham muốn theo đó. Thí dụ một ngày kia có người chứng minh cho tôi rằng khi tôi giơ nắm đấm vào mặt ai thì như vậy tức là tôi đã không thể làm khác được, và tôi cũng không thể nắm tay lại một cách nào khác hơn nữa; tôi đâu có còn tự do nữa, nhất là nếu tôi cũng lại là một nhà thông thái và nếu tôi có một bằng cấp? Vậy tôi có thể tính trước được cuộc đời của tôi đến ba mươi năm. Nói vắn tắt, nếu quả là như vậy, thì ta còn biết làm gì khác hơn là chấp nhận. Và nói chung ta phải luôn luôn tự nhủ rằng vào lúc nào đó, trong đúng cái hoàn cảnh đó, thiên nhiên chẳng hề cần biết gì đến ta hết, và vì vậy ta phải chấp nhận thiên nhiên như thế chứ không được đòi hỏi nó phải theo cái thị hiếu của ta, và nếu quả thực ta muốn có những định thức, những bảng mục lục, những bình hóa học, thì biết làm cách nào khác, ta phải chấp nhận hết ráo, bởi không thế thì chúng ta vẫn cứ được chấp nhận mà đâu cần sự cho phép của ta.
- Vâng, nhưng đến đây tôi mới thấy cái khó khăn. Nhưng quý vị phải tha lỗi cho tôi cái tính hay nói triết lí: đó là kết quả bốn mươi năm sống dưới hầm của tôi. Cho phép tôi được thả cửa nói ngông một lát. Thưa quý vị, lí trí là một cái rất hay, không ai phủ nhận hết; nhưng lí trí là lí trí, và chỉ thỏa mãn cái bản năng lí luận của con người mà thôi, trong khi dục vọng mới là cái biểu lộ toàn diện cuộc đời, nghĩa là cuộc đời con người toàn vẹn, kể cả lí trí lẫn những thúc giục của bản năng. Và cuộc đời chúng ta, mặc dù trong cách biểu hiện ấy, nhiều khi có những kẻ vô cùng khốn nạn, nhưng nó vẫn là đời sống chứ không phải là sự lấy căn một bình phương!
Thí dụ tôi đây chẳng hạn! Tôi muốn sống, dĩ nhiên, sống để thỏa mãn cái bản năng sống toàn diện của tôi chứ không phải chỉ để thỏa mãn cái bản năng lí luận, một bản năng dù sao cũng chỉ tượng trưng cho một phần hai mươi cái năng lực sống của tôi. Lí trí biết những gì? Lí trí chỉ biết những gì nó đã học (có thể nó sẽ chẳng biết gì khác hơn - đây không phải là một niềm an ủi, nhưng tại sao không nói thẳng ra như thế?) trong khi bản tính con người hành động với tất cả sức mạnh của nó, với tất cả những gì có trong nó, vô tình hay cố tình; đôi khi nó có làm bậy, nhưng nó sống.
Tôi ngờ rằng quý vị đang nhìn tôi với vẻ khinh bỉ: quý vị sẽ nhắc lại một lần nữa cho tôi biết rằng con người được soi sáng và có văn hóa, nghĩa là con người của tương lai, sẽ không thể nào cố ý muốn cái gì bất lợi cho hắn, và điều này hiển nhiên như toán học. Tôi hoàn toàn đồng ý, vâng, nó đúng là toán học. Nhưng tôi xin nhắc lại lần thứ một trăm: có một trường hợp, một trường hợp duy nhất, con người có thể cố ý, dụng tâm đi tìm một cái gì bất lợi cho hắn, một cái hết sức ngu xuẩn - như vậy chỉ cốt để thoát khỏi sự bắt buộc phải chọn cái có lợi, cái có lí. Bởi vì cái ngu xuẩn đó, cái caprice[1] đó, thưa quý vị, có khi trong thực tế lại là cái lợi hơn tất cả mọi thứ trên đời này cũng nên, nhất là trong một vài trường hợp: có khi cái lợi đó lại cao hơn cả mọi cái lợi khác mặc dù có thể nó rõ ràng có hại cho ta và đi ngược hẳn lại những kết luận vững vàng nhất - đó là nhân tính, cái cá thể của ta. Có một vài người quả quyết rằng đó là cái quý giá nhất của con người. Dục vọng - cố nhiên, khi nó muốn, có thể đồng ý với lí trí, nhất là nếu ta đừng lạm dụng sự đồng ý đó và giữ nó trong giới hạn. Như vậy có thể rất hữu ích và đáng hoan hô. Nhưng rất nhiều khi (có thể nói là phần lớn trường hợp) dục vọng nhất định không chịu đồng ý với lí trí, và rồi thì… rồi thì… Nhưng quý vị có biết rằng điều đó cũng rất hữu ích và đáng hoan hô không?
Thưa quý vị, cứ giả thử rằng con người không ngu đi. (cũng không thể nói được rằng con người ngu, bởi lẽ nếu hắn ngu thì ai khôn bây giờ?) Nhưng nếu hắn không ngu thì ít ra hắn cũng vô ơn một cách quái đản, vô ơn một cách lạ kỳ. Tôi còn tin rằng đó là định nghĩa hay nhất về con người: một sinh vật hai chân và vô ơn. Nhưng trước hết đó không phải là khiếm khuyết chính của hắn. Khiếm khuyết chính là cái tính vô đạo đức vĩnh cửu của hắn, từ thời Đại Hồng Thủy cho tới thời Scheswig Holstein trong lịch sử chúng ta ngày nay. Vô đạo đức, và do đó cư xử một cách xốc nổi, bởi xưa nay ta vẫn biết rằng xốc nổi là do vô đạo đức mà ra. Quý vị cứ thử ngó vào lịch sử nhân loại mà xem! Quý vị thấy gì? Vĩ đại phải không? Vâng, có thể. Gì chứ pho tượng ở Rhodes[2] cũng đã đủ vĩ đại rồi. Đâu phải chuyện phù phiếm khi ngài Anaevsky thuật lại cho ta biết rằng theo một số người thì pho tượng đó do con người tạc nên, theo một số người khác thì đó lại là công trình của tạo hóa. Quý vị có thấy cái biến hóa trong lịch sử con người chứ? Vâng, có biến hóa: cứ việc nhìn vào những bộ lễ phục, cả dân sự lẫn quân sự, thì đủ biết, và nếu thêm vào những bộ thường phục hay tiện phục nữa thì quý vị sẽ không biết đường nào mà mò, không một sử gia nào có thể làm xuể. Quý vị cho là tẻ nhạt, cũng có thể nữa. Quả vậy, chỉ đánh nhau là đánh nhau. Hôm nay người ta đánh nhau, hôm qua người ta đánh nhau, và ngày mai còn đánh nhau nữa. Quá tẻ nhạt ấy chứ lại!
Tóm lại, ta có thể nói bất cứ gì về lịch sử thế giới - nghĩa là bất cứ gì có thể hiện ra trong trí tưởng tượng của một kẻ điên loạn nhất. Điều duy nhất ta không thể nói được là nó khôn ngoan: vừa cất tiếng định nói là chữ đó tắc ngay trong cổ họng. Và, hơn nữa, chuyện này luôn luôn xảy ra: trên đời thường hay có những kẻ khôn ngoan và đạo đức, những bậc hiền triết và những nhà nhân ái, mà mục tiêu là sống một cuộc sống theo lẽ phải và đạo đức để làm gương cho đồng loại mình và chứng minh cho họ biết rằng người ta có thể sống theo lẽ phải và đạo đức được. Nhưng rồi quý vị có biết sao không? Chẳng sớm thì muộn, rồi các nhà hiền triết tài tử này cũng lại phản bội lí tưởng của họ và sống thỏa hiệp trong những vụ vô luân thường nhất.
Vậy, tôi xin hỏi quý vị ta có thể mong gì ở con người như một sinh vật được thiên phú nhiều đặc chất lạ lùng ấy? Quý vị hãy tưới đổ tràn trề tất cả những tài sản trên trái đất này cho hắn; quý vị hãy xô đẩy hắn xuống biển hạnh phúc cho chìm sâu đến nỗi chỉ còn thấy trên mặt nước những bọt tăm lạc thú sủi lên; quý vị hãy thỏa mãn những nhu cầu kinh tế của hắn cho đến độ hắn sẽ chẳng còn làm gì ngoài việc ngủ, ăn bánh ngọt và nghĩ đến việc kéo dài chủng loại hắn, - ấy thế mà con người chỉ vì lòng vô ơn đơn thuần, chỉ vì nhu cầu muốn tự làm ô uế mình, sẽ cảm ơn quý vị bằng một vài đòn đê tiện nhất. Hắn còn dám liều vứt bánh ngọt của hắn đi để cố tình đi tìm những chuyện vớ vẩn nguy hiểm nhất, những điều phi lí bất lợi nhất,chỉ cốt để ném vào trong cái khôn ngoan quá thực chứng đó một yếu tố ngông cuồng, giết người. Chính những giấc mơ ngông cuồng ghê tởm đó, chính cái ngu dại tầm thường nhất đó, là cái hắn muốn giữ lại, chỉ là để chứng tỏ cho hắn (làm như thể cần thiết lắm!) rằng con người là con người chứ không phải là phím dương cầm mà những qui luật thiên nhiên dám nắm trọn quyền điều khiển, thậm chí rồi đây ta sẽ không còn ham muốn bất cứ gì mà không phải dựa vào quyển lịch. Đâu đã hết: cho dù con người có thật là một phím dương cầm chăng nữa, cho dù khoa học tự nhiên và toán học đã chứng minh như vậy đi chăng nữa, hắn cũng vẫn không thèm khôn ngoan làm gì, hắn cũng vẫn cố tình làm một vài việc vô lối, cốt chỉ để biểu tỏ cái vô ơn, cốt chỉ để chứng tỏ caprice[3] của hắn. Và trong trường hợp không tìm được phương tiện, hắn sẽ lao mình vào phá phách, vào hỗn mang: hắn sẽ gây ra mọi niềm đau khổ, cốt để tỏ cho mọi người biết là hắn đúng. Hắn sẽ ném cái nguyền rủa đó vào thế giới, và bởi lẽ chỉ con người mới có thể nguyền rủa (đây là đặc quyền của hắn, cái khác biệt căn bản giữa hắn và các loài vật khác), hắn sẽ đạt tới đích cuối cùng, nghĩa là chứng minh được cho mình rằng hắn là một con người chứ không phải một phím dương cầm.
Nếu bây giờ quý vị bảo rằng những hỗn mang, bóng tối, nguyền rủa, tất cả những cái đó cũng có thể tính trước được hết, và chính cái sự có thể tính trước được đó sẽ làm tê liệt cái ngông cuồng của con người, và như thế lý trí một lần nữa lại thắng - thì tôi xin thú nhận với quý vị rằng con người chỉ còn mỗi một cách để làm theo ý mình, đó là cố tình đánh mất lý trí để hóa điên hoàn toàn.
Tôi tin chắc như thế. Tôi dám cam đoan với quý vị như thế, bởi xưa nay cái ám ảnh lớn lao của con người là không ngớt tự chứng minh với mình rằng hắn là một con người chứ không phải là một bộ máy. Có thể hắn chết, nhưng hắn vẫn sẽ chứng minh như thế; có thể hắn sống như một kẻ mọi rợ, nhưng hắn vẫn sẽ chứng minh như thế. Và sau đó thì tại sao không mừng là ta chưa tới chỗ đó, là dục vọng của ta còn tùy thuộc vào một cái gì ta chưa hề biết?
Quý vị sẽ la vào mặt tôi (nghĩa là nếu quý vị hãy còn dành cho tôi cái vinh dự ấy) rằng đâu có ai tước đi cái ý chí của tôi, rằng người ta chỉ muốn làm sao để cho cái ý chí của tôi sẽ tự nó, theo ý riêng của nó, trùng hợp với những sở thích bình thường của tôi, trùng hợp với những qui luật tự nhiên, với toán học mà thôi.
Trời ơi, quý vị ! Còn gì là ý chí nữa nếu ta nói đến bảng số học, nếu đâu đâu cũng chỉ “hai lần hai là bốn”. Hai lần hai là bốn không cần đến ý chí của tôi vẫn sẽ là hai lần hai là bốn, còn ý chí là chuyện khác hẳn!
9
Thưa quý vị, cố nhiên là tôi pha trò, và tôi cũng biết rằng những câu pha trò của tôi là vô duyên, tuy nhiên cũng không hẳn là pha trò cả đâu. Có thể tôi vừa pha trò vừa nghiến răng lại cũng nên. Thưa quý vị, có nhiều vấn đề chúng hành hạ tôi: xin quý vị giúp tôi giải quyết với. Nào, bây giờ quý vị muốn giải thoát con người khỏi những tập quán cũ và sửa đổi cái ý chí con người theo những dữ liệu khoa học và phù hợp với lẽ phải chứ gì? Nhưng làm sao quý vị biết được rằng con người có thể và cần được sửa đổi? Dựa vào đâu mà quý vị kết luận rằng dục vọng con người tất phải được giáo huấn? Nói vắn tắt: tại sao quý vị lại cho rằng sự giáo dục đó có ích cho dục vọng? Và đi sâu hơn nữa: tại sao quý vị lại tin tưởng chắc chắn đến như thế, rằng không đi ngược với những tư lợi bình thường, thực thụ, được đảm bảo bằng những kết luận của lý trí và số học, là luôn luôn có lợi cho con người và lúc nào cũng phải là một qui luật cho nhân loại? Tóm lại đó chỉ là cái giả thiết của quý vị. Cứ cho rằng đó quả thực là qui luật logich đi, nhưng đó có thật là qui luật nhân loại không? Quý vị có lẽ tưởng tôi điên? Xin mạn phép quý vị cho tôi được biện minh đã.
Tôi đồng ý: con người là một sinh vật xây dựng từ bản chất, bó buộc phải cố ý hướng cho mình tới một mục đích nào đó. Bởi thế lúc nào hắn cũng phải vạch ra những con đường mới bằng bất cứ giá nào. Nhưng có lẽ chính vì thế nên đôi khi hắn thèm trốn thoát, chính vì hắn bị bắt tội phải vạch ra một con đường, và cũng bởi vì (cho dù con người hành động có ngu si đến mấy) đôi khi hắn đoán trước được rằng con đường bao giờ cũng dẫn tới một chỗ nào, và điều quan trọng không phải là cái chiều hướng, mà là sự kiện rằng con đường dẫn hắn tới một chỗ nào đó, và điểm chính là làm sao khuyên đứa trẻ ngoan ngoãn đừng có khinh cái nghề kỹ sư của nó và đừng có lười biếng, và lười biếng, như ta đã biết, là mẹ của mọi tật xấu. Không ai chối cãi rằng con người rất ưa thích xây dựng và vạch ra những con đường; nhưng tại sao hắn cũng quay lại say mê sự phá hủy và hỗn loạn không kém? Quý vị trả lời tôi đi! Nhưng tôi muốn nói vài vài câu về vấn đề này.
Có thể rằng hắn say mê phá hủy và hỗn loạn đến thế (đôi khi hắn có say mê, điều này không ai chối cãi được), là vì tự bản thân thân hắn sợ đạt tới đích và chấm dứt cái công trình hắn xây dựng chăng? Biết đâu đấy? Có thể hắn chỉ thích cái công trình đó lúc đứng xa, chứ không phải lúc đến gần. Có thể là hắn ưa thích xây dựng cái lâu đài đó, nhưng không phải là để rồi sống trong đó, và hắn sẽ sẵn sàng từ bỏ nó cho les animaux domestiques[1], như cho loài kiến, loài cừu ở, vân vân. Loài kiến có những thị hiếu khác: chúng có một công trình tuyệt tác, tạo thành với mục đích kéo dài hàng thế kỉ - đó là ổ kiến vậy.
Ổ kiến là chỗ bắt đầu của loài kiến đáng kính đó, và có lẽ nó cũng là chỗ chấm dứt của chúng: đó là một vinh dự lớn cho đức tính nhẫn nại và thực tế của loài kiến. Nhưng con người là một sinh vật hay thay đổi ý kiến, và có thể, giống như một người chơi cờ, hắn chỉ thích cái diễn tiến của ván cờ chứ không thích cái mục đích cuối cùng của ván cờ. Và biết đâu đấy (không ai nói chắc được hết) có thể rằng cái mục đích duy nhất mà nhân loại hướng tới chỉ là ở trong bước diễn tiến đó, trong cái hành vi vươn tới đó mà thôi; nói khác đi: cuộc đời không có mục đích nào ở bên ngoài nó, mà là ở bên trong nó, bởi mục đích bên ngoài thì cố nhiên chỉ là cái “hai lần hai là bốn”, nghĩa là một định thức. Mà “hai lần hai là bốn” thưa quý vị, là một nguyên lý của cõi chết chứ không phải là nguyên lý của sự sống. Nhưng dù sao thì con người cũng luôn luôn sợ hãi cái “hai lần hai là bốn”, và tôi cũng thế, tôi đang rất sợ.
Đúng, con người đâu có làm gì hơn ngoài việc đi tìm cái “hai lần hai là bốn” đó, hắn vượt biển, liều mạng để theo đuổi nó; nhưng còn để tìm thấy nó, để nắm nó thật sự trong tay - thì thưa quý vị, tôi dám chắc là hắn sợ, bởi hắn biết rằng một khi đã tìm thấy, thì chẳng còn gì để mà tìm nữa. Khi làm xong việc, các thợ thuyền lãnh lương, vào quán uống rượu, và đêm vào ngủ trong bóp, và ít nhất đó cũng đủ công việc cho một tuần rồi. Còn con người thì đi đâu? Dù sao, ta luôn luôn nhận thấy hình như hắn có vẻ khó chịu mỗi khi hắn đạt tới một trong những mục đích đó. Hắn thích đi tới cái đích ấy, nhưng khi tới rồi thì hắn không còn mãn nguyện nữa; và điều đó quả là khôi hài. Thực tế, con người là một sinh vật khôi hài hết sức, và hình như có một vẻ gì đó vô cùng đùa cợt trong mọi chuyện. Nhưng dù sao thì sao, “hai lần hai là bốn” vẫn là một cái không thể chịu nổi. “Hai lần hai là bốn” theo tôi là một điều vô liêm sỉ. “Hai lần hai là bốn” nhìn chòng chọc vào ta hết sức láo xược. Hai tay chống lên hông, nó đứng sừng sững chặn đường ta đi và nhổ vào mặt ta. Tôi nhận thấy rằng “hai lần hai là bốn” là mội cái rất hay, nhưng nếu cần tán dương hết mọi sự trên đời thì “hai lần hai là năm” đôi khi cũng có duyên đáo để.
Và tại sao quý vị lại quá sức tin tưởng rằng chỉ có cài bình thường, cái tích cực, nói tóm lại cái an lạc là cần thôi? Liệu lý trí tính toán không nhầm sao? Có thể con người còn thích một cái gì khác ngoài an lạc. Có thể rằng hắn cũng thích đau khổ không kém? Có thể đau khổ đối với hắn cũng có lợi như nhạnh phúc? Con người đôi khi lại vô cùng say mê sự đau khổ - đó là một sự thật. Chẳng cần phải tra thế giới sử mới biết được chuyện ấy. Quý vị cứ việc hỏi chính mình thì biết, nếu quý vị là một con người và nếu đã có sống một chút. Còn riêng ý kiến tôi, tôi xin nói rằng chỉ thích hạnh phúc mà thôi là một điều thất lễ. Có thể là tốt, có thể là xấu, tôi không biết, nhưng đôi khi cũng rất là dễ chịu nếu ta đập phá được cái gì. Tôi không hẳn bênh vực cho đau khổ, cũng không hẳn bênh vực cho hạnh phúc, mà cho cái caprice[2] của tôi, và khi cần tôi đòi nó phải được bảo đảm. Chẳng hạn đau khổ mà cho vào hát bội thì rất là lạc điệu, tôi biết thế. Cũng không thể chứa nó trong lâu đài pha lê được: đau khổ là hoài nghi, là tiêu cực, thì còn gì là lâu đài pha lê nữa nếu ta hoài nghi nó? Nhưng tôi dám chắc rằng không khi nào con người từ chối sự đau khổ thực sự, nghĩa là sự hủy hoại và hỗn loạn.
Đau khổ là nguyên nhân duy nhất của ý thức! Lúc đầu tôi có nói rằng theo ý tôi thì ý thức là một trong những tai họa lớn nhất của con người; nhưng tôi biết rằng con người quí nó và sẽ không khi nào đổi nó lấy bất cứ một đền bồi nào. Ý thức, chẳng hạn, còn cao hơn cả “hai lần hai là bốn” rất nhiều. Sau “hai lần hai là bốn” thì sẽ chẳng còn gì để mà làm hoặc để mà hiểu cả. Còn mỗi việc là thút nút hết ngũ quan ta lại và ngồi trầm tư mặc tưởng. Với ý thức thì mặc dù ta cũng sẽ tới một kết quả tương tự, nghĩa là bất động, nhưng ít ra thỉnh thoảng ta cũng còn tự quất vào người ta được mấy roi. Và như vậy, dù sao cũng làm cho ta tỉnh lại đôi chút. Trừng phạt thể xác thì rất là phản động đấy, nhưng còn tốt hơn là không có gì.
10
Quý vị tin tưởng vào một tòa lâu đài bằng pha lê bền vững - một tòa lâu đài mà ta sẽ không dám giơ quả đấm lên dọa nạt hoặc thè lưỡi ra chế nhạo lén lút được. Nhưng có lẽ chính vì vậy nên tôi mới phải coi chừng nó, có lẽ chính vì nó bằng pha lê và nó vững chắc đời đời, nên ta sẽ không thể thè lưỡi ra chế nhạo nó, dù chỉ là vụng trộm.
Quý vị hiều không: giá nó không phải là một tòa lâu đài, mà chỉ là một cái chuồng gà, thì có lẽ tôi cũng lẻn vào để trú mưa, và mặc dù tôi rất biết ơn vì nó đã tránh cho tôi khỏi ướt, tôi vẫn nhất định không gọi chuồng gà là lâu đài. Quý vị sẽ cười, quý vị bảo tôi là trong trường hợp đó thì lâu đài và chuồng gà giá trị ngang nhau. Vâng, tôi đáp, nếu ta chỉ sống để mà tránh mưa.
Nhưng nếu bây giờ tôi bỗng tin rằng mục đích trong đời không phải chỉ có thế, và nếu sống thì phải sống trong một tòa lâu đài, thì làm sao? Đó là ý muốn của tôi, đó là dục vọng của tôi. Quý vị có thể phá bỏ được ý muốn của tôi chừng nào đã sửa đổi được những dục vọng của tôi. Vậy thì sửa đổi đi, biếu tôi một mục đích khác đi, tặng tôi một lí tưởng khác đi! Nhưng trong khi chờ đợi tôi từ chối không gọi một chuồng gà là một lâu đài pha lê. Có thể tòa lâu đài pha lê chỉ là một huyền thoại, có thể nó không phù hợp với những quy luật thiên nhiên, và có thể tôi đã bịa đặt ra vì cái ngu si của tôi, bị thúc đẩy bởi những tập quán vô lí của thế hệ chúng ta. Nhưng không phù hợp thì đã sao? Nó chẳng ăn thua gì hết, bởi vì nó ở trong những dục vọng của tôi, hay nói đúng hơn, bởi vì nó còn tồn tại chừng nào những dục vọng của tôi còn tồn tại? Có thể quý vị sẽ lại cười? Quý vị cứ cười cho thỏa thích đi! Tôi chấp nhận mọi sự chế nhạo, nhưng tôi vẫn từ chối nói là no trong khi tôi vẫn còn đói; dù sao tôi vẫn biết rằng tôi sẽ không hài lòng với một thỏa hiệp, với một con số không lộn đi lộn lại đến vô cùng, chỉ bởi vì nó phù hợp với những quy luật thiên nhiên và nó có thực. Tôi sẽ không chấp nhận rằng cái vòng hoa cho dục vọng của tôi lại có thể là một tòa nhà gạch với những buồng rẻ tiền cho mướn một ngàn năm, và để phòng xa có treo một tấm bảng tên của ông nha sĩ Wagenheim. Phá hủy mọi dục vọng tôi đi, lật đổ lí tưởng tôi đi, cho tôi một mục đích nào hay hơn đi, tôi sẽ đi theo quý vị. Có lẽ quý vị sẽ nói chẳng ai hơi đâu mà chăm sóc đến tôi hết, thì trong trường hợp như vậy tôi cũng có thể trả lời quý vị y như thế. Chúng ta thảo luận một cách đứng đắn, và nếu quý vị không thèm để ý đến tôi, thì tôi cũng đâu có cần quý vị. Tôi lại rút lui xuống căn hầm dưới đất của tôi vậy.
Nhưng chừng nào tôi còn sống, chừng nào tôi còn ham muốn, thì thà tôi để cho hai tay tôi khô héo dần mòn đi còn hơn là đi khuân dù chỉ một viên gạch tới tòa nhà đó! Đừng để ý rằng chính tôi hồi nãy đã từ chối tòa lâu đài pha lê đó chỉ bởi lẽ tôi không được thè lưỡi ra chế nhạo nó. Tôi nói thế không có nghĩa là tôi khoái thè lưỡi đến thế đâu. Có thể cái làm cho tôi bực nhất là trong tất cả những tòa kiến trúc của quý vị không có một cái nào mà ta có thể thè lưỡi ra được. Trái lại, để ghi ân, tôi sẽ để cho cắt lưỡi tôi đi nếu người ta có cách nào làm cho tôi hết muốn thè nó ra. Không có cách nào làm được thì đâu có phải lỗi tại tôi, và đâu có phải lỗi tại tôi nếu ta vẫn phải bằng lòng với những căn buồng rẻ tiền! Tại sao tôi lại có những dục vọng như thế? Có phải tôi được cấu tạo như vậy chỉ là để đi tới một kết luận rằng sự cấu tạo đó chỉ là một trò đùa vô duyên? Có phải đó là mục đích duy nhất của tôi chăng? - Tôi không tin là thế.
Nhưng quý vị có biết điều này không: tôi dám quả quyết rằng những kẻ sống dưới hầm như chúng ta phải được có người xỏ thừng vào mũi mà dắt đi. Con người sống dưới hầm có thể ngồi yên dưới hầm không nói năng gì suốt bốn mươi năm ròng; nhưng hễ chui ra khỏi lỗ là y như nó mở máy ra nói, nói và nói…
11
Thưa quý vị, trên hết cả mọi thứ trên đời, điều tốt nhất là không làm gì hết. Ngồi khoanh tay một chỗ và trầm tư mặc tưởng. Vậy thì hoan hô cuộc đời dưới hầm! Mặc dù tôi có nói rằng tôi ghen với con người bình thường cho đến tận xương tủy, nhưng khi trông thấy cái tình cảm của hắn thì tôi lại từ chối không muốn là con người bình thường chút nào (dù là vẫn không ngớt ghen với hắn). Ít ra ở đó ta có thể … Ờ, mà tôi lại nói dối nữa rồi. Tôi nói dối, bởi tôi biết rõ như hai với hai là bốn, rằng không phải cuộc đời dưới hầm tốt hơn, mà là một cái gì khác hẳn mà tôi đang khao khát nhưng không thể tìm thấy. Tiên sư cái cuộc đời dưới hầm!
Giá tôi tin được ít nhất vào một câu tôi viết đây! Thưa quý vị, tôi thề là tôi không tin được đến một chữ nhỏ! Hay nói đúng hơn: tôi có tin nhưng đồng thời tôi cảm thấy, tôi nghi ngờ - không hiểu tại sao - rằng tôi nói dối như cuội.
- Nếu vậy thì tại sao anh lại viết tất cả những cái đấy ra làm gì? - Chắc chắn quý vị sẽ hỏi tôi như thế.
- Nhưng quý vị sẽ tính sao nếu tôi giam quý vị dưới hầm suốt bốn mươi năm trời, không làm gì hết, rồi bốn mươi năm sau tôi tới thăm quý vị xem quý vị đã tới cái tình trạng nào rồi? Có thể nào để cho một người sống một mình không làm gì suốt bốn mưới năm trời được không?
“Anh không thấy xấu hổ à? Anh không thấy nhục nhã à?” Có lẽ quý vị sẽ lắc đầu khinh bỉ mà nói với tôi như thế. “Anh thèm khát sống mà anh lại muốn giải quyết những vấn đề sống bằng những ngộ nhận logích. Và bướng bỉnh làm sao! Hỗn xược làm sao! Và hèn, và nhát làm sao! Anh nói những chuyện lăng nhăng mà lại lấy làm đắc chí lắm. Anh nói những điều hỗn xược mà lại sợ sệt và muốn xin lỗi. Anh tuyên bố là anh chẳng sợ ai mà lại muốn chúng tôi ban ân huệ. Anh cam quyết là anh đang nghiến răng lại mà đồng thời lại pha trò để làm cho chúng tôi cười. Anh biết rằng những câu pha trò của anh chẳng hay tí nào mà cũng làm ra vẻ khoái chí về cái văn chương anh lắm. Có thể là anh từng đau khổ, nhưng anh đâu có một chút kính trọng nào với nỗi đau khổ đó. Những câu anh nói có đôi chút sự thật nhưng chúng lại thiếu liêm sỉ. Dưới tác động của một lòng tự kiêu vô cùng nhỏ mọn, anh mang phơi bày cái sự thật đó ra trước công chúng để người ta bêu rếu. Anh có vài điều đáng nói đấy, nhưng vì sợ hãi anh đem giấu đi lời nói cuối cùng, bởi anh không dám nói ra mà chỉ hỗn láo hèn nhát. Anh khoe khoang cái ý thức của anh, nhưng lại trù trừ e ngại, bởi mặc dù trí thông minh anh làm việc, nhưng trái tim anh lại dơ dáy sa đọa, mà hễ trái tim không trong sạch thì ý thức không thể nào sáng suốt, không thể nào hoàn hảo. Và anh quấy quả người ta làm sao, nhũng nhiễu người ta làm sao! Thật là một thằng hề! Nói láo hết ! Láo, láo, láo!”
Những câu nói trên là do chính tôi viết ra, cố nhiên. Cái đó cũng từ dưới hầm mà ra. Suốt bốn mươi năm trời tôi lắng tai nghe những câu đó qua một khe vách hở. Chính tôi đã viết ra, bởi tôi chẳng có việc gì khác để làm. Bởi vậy rất dễ học nó thuộc lòng và khoác cho nó một hình thức văn chương nào đó…
Nhưng chẳng lẽ quý vị lại dễ tin đến mức tưởng rằng tôi sẽ cho in nó ra và cho quý vị đọc hay sao? Và còn vấn đề này nữa: tại sao tôi lại gọi quý vị bằng “quý vị”, như thể gọi là độc giả của tôi vậy? Không ai đem xuất bản, không ai đem cho người lạ đọc những tâm sự tôi viết ở đây được. Dù sao tôi cũng không có gan để làm như thế, và xét ra cũng chẳng cần. Nhưng, quý vị biết không, tôi bỗng nảy ra một chuyện ngồ ngộ và tôi muốn thi hành nó với bất cứ giá nào. Quý vị hãy cho phép tôi cắt nghĩa.
Trong những kỷ niệm của mỗi người, có những kỉ niệm ta chỉ kể cho bạn bè ta nghe thôi. Có những kỉ niệm khác ta lại không thể thổ lộ ngay cả với bạn bè ta, mà chỉ lẩm nhẩm một mình ta nghe, mà nghe bí mật. Nhưng lại có những kỉ niệm, những điều con người không dám nói ngay cả với chính mình.
Trong suốt đời người, bất cứ con người ngay thẳng nào cũng tích lũy được một số kỷ niệm khá lớn. Tôi còn dám nói rằng con người càng ngay thẳng bao nhiêu lại càng có được nhiều kỷ niệm bấy nhiêu. Dù sao cũng chỉ vừa mới đây tôi quyết định nhớ lại những chuyện phiêu lưu cũ; từ trước đến nay tôi vẫn cố tránh nó, mà không phải là không chút lo âu. Giờ đây, không những tôi đã nhớ lại, mà tôi còn quyết định chép nó ra, tôi muốn thử xem ta có thể thẳng thắn và thành thực ít nhất với chính mình không, và xem ta có dám nói tất cả sự thật hay không. Nhân chuyện này tôi nhớ đến Heine có nói rằng không bao giờ có thể có được những tự thuật chính xác cả, và con người luôn luôn nói dối khi nói về mình. Theo Heine thì Rousseau chắc chắn đã đánh lừa ta trong tập Lời xưng tội, và đánh lừa một cách cố ý, chỉ vì thói tự phụ. Tôi tin rằng Heine nói có lý: tôi hiểu được rằng ta có thể mang vào mình nhiều tội lỗi khốn nạn chỉ vì thói tự phụ, và tôi cũng hiểu cái tự phụ đó ra sao. Nhưng Heine nói đến những lời thú tội trước công chúng; còn tôi, tôi chỉ viết cho mình tôi thôi, và tôi xin tuyên bố, lần đầu và cũng là lần cuối, rằng nếu tôi có vẻ như đang nói với độc giả, thì đó chỉ là một cách diễn đạt cho dễ viết. Đó chỉ là một hình thức, một hình thức rỗng không; còn về độc giả, thì tôi sẽ chẳng bao giờ có được. Tôi đã nói thế rồi.
Ghi lại những hồi ký này tôi chẳng hề bị ràng buộc bởi một cái gì hết. Tôi chẳng theo một trật tự nào, một hệ thống nào. Tôi chỉ viết những gì tôi nhớ lại.
Nhưng ngay lúc này quý vị có thể tóm lấy tôi và hỏi: Nếu sự thật anh không nghĩ tới độc giả của anh, thì tại sao anh lại thỏa hiệp với chính anh - mà lại trên giấy nữa! - Rằng anh không theo một trật tự nào, một hệ thống nào, rằng anh chỉ viết cái gì anh nhớ lại thôi v.v…? Tại sao anh lại tự biện bạch? Biện bạch cho ai nghe? Tại sao lại phải xin lỗi?
- Ờ đúng đó? Như vậy đó !
Nhưng đó cũng là một trường hợp tâm lý khá thú vị. Có thể tôi chỉ là một thằng hèn. Cũng có thể tôi chỉ tưởng tượng ra một công chúng để gọi là có lệ. Nghĩa là, có đến hàng ngàn lý do…
Nhưng còn điều này nữa: Cớ sao tôi lại muốn viết? Nếu không vì công chúng, tại sao tôi lại không tự nhớ lại kỉ niệm mà khỏi cần ghi nó ra giấy.
Tôi có thể làm thế lắm chứ. Nhưng một khi được chép xuống giấy, thì kỉ niệm đó có một vẻ trang trọng hơn. Như vậy nó oai hơn, tôi phục tôi hơn và bút pháp tôi nhờ thế khá hơn. Hơn nữa, có thể như vậy tôi được nhẹ nhõm hơn, yên nguôi hơn.
Hôm nay chẳng hạn, có một kỉ niệm xưa cũ bỗng đè nặng trái tim tôi. Kỉ niệm đó đã nhóm lên trong tôi từ mấy hôm nay, và từ hôm đó đến giờ nó không ngớt theo đuổi tôi, giống như những ý nhạc nó không chịu xa lìa tôi nữa. Mà tôi thì tôi lại nhất định muốn xua đuổi nó đi. Tôi có hàng trăm những kỉ niệm như thế, nhưng đôi khi có một kỉ niệm chợt thức dậy và tóm chặt lấy tôi. Chẳng hiểu tại sao tôi tin rằng nếu tôi ghi nó ra giấy, tôi sẽ thoát được nó ngay. Thì ít ra tại sao ta không cứ thử xem sao?
Sau hết, vì tôi buồn chán, và suốt ngày chẳng làm việc gì. Viết những hồi ký này ra là cả một việc làm rồi. Người ta nói rằng công việc làm cho con người trở thành lương thiện và ngay thẳng. Thì đây là một cơ hội cho tôi…
Hôm nay trời có tuyết. Một màn tuyết mù với những nắm tuyết vàng đang tan một nửa. Hôm qua cũng có tuyết, và hôm kia cũng thế. Tôi cảm thấy như chính cái tuyết đang tan này làm tôi nhớ lại một câu chuyện, mà kỉ niệm về nó không chịu rời tôi nữa. Vậy câu chuyện tôi kể sẽ có tên là : Nhân mùa tuyết tan.

Dostoevsky  (Thạch Chương dịch)